Công thức, cách tính lãi suất gửi ngân hàng chuẩn nhất 2022

Nếu đầu tư bất động sản, chứng khoán hay vàng đều khó có thể biết được lời lãi như thế nào nhưng nếu gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì mọi người có thể ước tính được lãi suất dựa vào công thức, cách tính lãi suất gửi ngân hàng mới nhất năm 2022.

{keywords}
 

Từ đầu năm 2022, mặt bằng lãi suất có sự thay đổi nhẹ, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi lên khiến lãi mặt bằng lãi suất huy động nhích nhẹ.

Nếu đầu tư bất động sản, chứng khoán hay vàng... đều khó có thể biết được trước lời lãi như thế nào nhưng nếu gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì mọi người có thể ước tính được lãi suất thu được khoảng bao nhiều để từ đó tính toán và phân chia kênh đầu tư hợp lý.

So với 2 năm trước, mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm, tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn kênh gửi tiết kiệm để bảo đảm an toàn. Để tính toán lãi suất tiết kiệm gửi ngân hàng như thế nào, chỉ cần dựa vào công thức và cách tính lãi suất gửi ngân hàng là có thể ước tính được lãi suất mình thu về sau khi gửi tiết kiệm. 

Hiện nay, gửi tiết kiệm ngân hàng có 2 hình thức, gửi không kỳ hạn và gửi có kỳ hạn. Trong đó gửi tiết kiệm có kỳ hạn được nhiều người lựa chọn hơn.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Theo đó, ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình, như gửi tiết kiệm theo tháng, gửi tiết kiệm theo quý, gửi tiết kiệm theo năm,… tương ứng với mỗi kỳ hạn là 1 mức lãi suất tương ứng.

Vậy nếu có tiền gửi ngân hàng thì làm thế nào để chúng ta có thể tính được lãi suất gửi tiết kiệm. Dưới đây là công thức và cách tính lãi suất gửi ngân hàng có kỳ hạn mới nhất nă 2022 như sau:

Đối với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ được thực hiện bằng công thức như sau:

Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/365.

Hoặc:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn chuẩn nhất như sau:

Nếu bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng có mức lãi suất là 6,00%/năm, thì cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau: 

Lãi suất hàng tháng là 100.000.000 x 6:100:12 = 500 nghìn đồng

Lãi suất sau 6 tháng gửi là 100.000.000 x 6:100:12 x 6 = 3.000.000 đồng

Tương tự với công thức và cách tính lãi suất ngân hàng như trên, chúng ta sẽ tính được lãi suất với các mức tiền gửi khác tuỳ từng kỳ hạn khác nhau.

Có thể nói, hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn có ưu điểm là khách hàng gửi tiết kiệm thường sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn. 

Tuy nhiên, mọi người cũng nên lưu ý là nếu gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì phải rút tiền theo đúng thời hạn cam kết mới được nhận toàn bộ mức lãi suất đã lựa chọn. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta rút tiền trước thời hạn, không đúng thời hạn cam kết thì sẽ không được tính lãi suất.

PV

Lãi suất 6 tháng, ngân hàng nào cao nhất tháng 2/2022?

Lãi suất 6 tháng, ngân hàng nào cao nhất tháng 2/2022?

Tháng 2/2022, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 tháng cao nhất nằm ở mức 6,00%/năm; mức lãi suất thấp nhất là 4,00%/năm...

Quỹ Bảo lãnh tín dụng ở đâu khi doanh nghiệp khát vốn?

Quỹ Bảo lãnh tín dụng ra đời từ năm 2001 với kỳ vọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng hoạt động rất kém hiệu quả, có cũng như không.

Người dân bức xúc bị ép mua bảo hiểm khi vay tiền, NHNN lên tiếng

Tại buổi họp báo quý 1/2023 của NHNN diễn ra chiều 31/3, ông Lê Quang Huy – Phó Chánh Thanh tra cơ quan Thanh tra giám sát, NHNN – đã chia sẻ về những vụ việc ngân hàng ép khách mua bảo hiểm nhân thọ gần đây.

Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng về mức tối đa 5,5%

Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng trước đây được NHNN quy định tối đa 6%/năm, nhưng theo quyết định mới nhất của NHNN đưa ra hôm nay thì mức cao nhất chỉ còn 5,5%/năm.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng: Đã phát hiện sai phạm, sẽ sớm công bố

Bộ Tài chính đã phát hiện một số sai phạm và đang hoàn tất kết luận thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Phó Thống đốc: Sẽ có một đợt giảm lãi suất tiếp theo

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN, khẳng định sẽ có một đợt giảm lãi suất tiếp theo, đồng thời sẽ giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Ngân hàng 'xé rào' cam kết, tăng phí dịch vụ SMS banking có nơi gấp 7 lần

Từng đồng thuận thu phí SMS banking 11.000 đồng/tháng không giới hạn tin nhắn, nhưng nhiều ngân hàng đã xé rào tăng mức phí này lên nhiều lần. Thậm chí, có nhà băng thu tới 75.000 đồng/tháng phí SMS với khách nhận nhiều tin nhắn.

Giữa sóng hạ lãi suất, một ngân hàng bật tăng lãi suất huy động

So với tuần trước, đã có thêm một loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động online. Trong khi các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục hạ lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) bất ngờ tăng lãi suất huy động trở lại.

Nóng dự thảo ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp: Ai được lợi?

Thị trường đang rất nóng về câu chuyện dự thảo sửa quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng giữa lúc các doanh nghiệp bất động sản còn rất khó khăn về thanh khoản. Vậy những điểm sửa đổi trong dự thảo ra sao và ai được lợi?

Nóng dự thảo ngân hàng mua trái phiếu: Cổ phiếu bất động sản ngập ngừng tăng giá

Nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng ngập ngừng tăng giá trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin nóng bỏng về dự thảo sửa đổi quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp đối với các ngân hàng.

Thị trường trái phiếu đang dần ấm lại

Gần 3 tuần sau khi hành lang pháp lý mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành, thị trường đang dần ấm lại. Đây là bài học rất đáng giá trong thiết kế chính sách và ứng xử với thị trường.