Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường

Hệ thống pháo tự hành CAESAR (CAmion Equipe d'un Systeme d'ARtillerie/ Pháp tự hành bánh hơi) là pháo tự hành bánh hơi dùng pháo cỡ nòng 155mm, chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng (52 caliber).
Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 1

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 1

Mô tả chung

Hệ thống pháo hạng nặng này có thể lắp đặt trên nhiều loại xe tải khác nhau. Nhà thầu chính cũng như phát triển và sản xuất hệ thống pháo này là GIAT (bây giờ là Nexter) – có trụ sở tại Versailles, Pháp.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 2

Khung gầm của hệ thống pháo tự hành CAESAR

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 3

Pháo CAESAR trên khung gầm Mercedes-Benz Unimog U2450L 6x6

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 4

Pháo CAESAR trên khung gầm Renault Sherpa 5 6x6

Khung gầm của pháo tự hành CAESAR có thể là các loại xe tải 6x6 nào. Pháo tự hành CAESAR sản xuất cho Ả Rập Saudi sử dụng khung gầm Mercedes-Benz Unimog U2450L 6x6. Còn các hệ thống sản xuất cho Pháp và Thái Lan sử dụng khung gầm Renault Sherpa 5 6x6. Việc sử dụng khung gầm xe tải bánh hơi sẽ giúp pháo có độ cơ động cao hơn, trọng lượng nhẹ hơn và dễ bảo trì, sửa chữa hơn so với sử dụng khung gầm  bánh xích. 

Có một hệ thống điều chỉnh áp suất lốp được lắp tên xe giúp chỉnh áp suất lốp cho phù hợp với địa hình. Phần cabin của xe chở được 5 người và được bọc thép nhằm bảo vệ kíp chiến đấu khỏi các loại đạn 7.62mm và mảnh pháo. 

Trên nóc cabin có thể gắn một khẩu súng máy 12.7mm nhằm phòng vệ tầm gần. Khung gầm xe tải Renault Sherpa 5 6x6 sử dụng động cơ EURO 4 6 xi lanh cung cấp 240 mã lực ở 2.300 vòng/ phút. Tốc độ tối đa khi di chuyển trên đường nhựa là 100km/h, trên đường đất là 50km/h, tầm hoạt động 600km. 

Trọng lượng không đạn của toàn bộ hệ thống là 17.7 tấn. Nhờ trọng lượng nhẹ và có kích thước gọn, pháo tự hành CAESAR có thể dễ dàng vận chuyển bằng tàu hỏa, phà, tàu đổ bộ hoặc các máy bay vận tải chiến thuật như C-160 Transall, C-130 Hercules hoặc A400M. Khi vận chuyển bằng máy bay, nóc cabin và tấm kích chắn gió phía trước sẽ mở ra, hạ nòng pháo xuống khu vực cabin và nóc cabin sẽ đóng lại.   

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 5

Pháo CAESAR trong trạng thái vận chuyển bằng đường hàng không

Hệ thống vũ khí của CAESAR

Hệ thống pháo tự hành CAESAR sử dụng pháo lựu nòng dài 155mm 52 caliber, có trọng lượng khoảng 17 tấn, khi lắp lên khung gầm xe, tổng trọng lượng không đạn sẽ là khoảng 17.7 tấn. Buồn chứa đạn có cảm biến đo nhiệt độ ở thời gian thực nhằm tránh tình trạng đạn bị phát nổ vì nhiệt độ quá cao.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 6

Cận cảnh pháo 155mm của CAESAR với bệ khóa nòng, khay nạp đạn và bảng điều khiển cùng với chân đỡ thủy lực giúp ổn định xe khi bắn và đặt xe vào vị trí bắn

Trên pháo tự hành CAESAR có hệ thống máy tính quản lý cơ chế bắn FAST-Hit, được phát triển bởi GIAT và EADS Defense Electronics,  hệ thống chỉ điểm cho pháo binh và dẫn đường mặt đất Sagem’s Sigma 30 nên không cần đến các đội trinh sát, chỉ điểm mục tiêu. 

Hệ thống radar đo sơ tốc đầu nòng Intertechnique ROB4 được tích hợp chung với hệ thống. Dữ liệu từ radar sẽ được tải về máy tính trên khoang và tính toán cho hệ thống điều khiển hỏa lực để nạp dữ liệu bắn. Trên CAESAR còn được lắp hệ thống điều khiển hỏa lực Thales Land and Joint System Atlas artillery C4I (Command, Control, Communication, Computers and Intelligence). Hệ thống này  có nhiệm vụ nhận thông tin về mục tiêu và trả lời các yêu cầu yểm trợ hỏa lực với thời gian thực từ các hệ thống hỗn hợp và hiển thị trên màn hình 3D, sau đó máy tính sẽ tính toán về kiểu mục tiêu, đường đạn, khoảng cách, góc bắn, sử dụng đạn gì cho mục tiêu đó.

Pháo tự hành CAESAR sử dụng cơ chế nạp đạn bán tự động. Đạn pháo sẽ được nạp tự động vào buồng đạn trong khi liều phóng được nạp bằng tay. Ngăn chứa đạn pháo nằm bên phải xe còn liều phóng thì nằm bên trái. Lính nạp đạn sẽ lấy đạn ra khỏi hộp đựng và đặt lên khay nạp bên phải bệ khóa nòng,  khay nạp sẽ tự động đặt vào vị trí bệ khóa nòng và cánh tay thủy lực sẽ đẩy viên đạn pháo vào buồng đạn, sau đó lính nạp liều phóng sẽ cho liều phóng vào buồng đạn và khóa nòng sẽ tự động đóng lại trong khi lính nạp đạn sẽ tiếp tục đặt viên đạn tiếp theo lên khay nạp.  

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 7

Kíp chiến đấu chuẩn bị nạp đạn vào CAESAR

Hệ thống pháo tự hành CAESAR được thiết kế để bắn với tốc độ 6-8 phát/ phút, có thể bắn loạt 3 phát trong 18 giây. Một trung đoàn CAESAR gồm 8 xe có thể rải 1 tấn đạn xuống mục tiêu trong vòng 1 phút. Cơ chế ngắm và canh góc được tự động hóa với bản điều khiển nằm bên trái giá pháo. Pháo CAESAR cũng có kính ngắm nhưng hầu như không sử dụng tới vì các hệ thống điều khiển hỏa lực đã được tự động hóa hoàn toàn. Trục nâng pháo và giá quay cũng được thực hiện bằng hệ thống điều khiển thủy lực, đỡ phải dựa vào sức người, tuy nhiên vẫn có cơ chế thực hiện bằng tay nếu hệ thống thủy lực bị hỏng. Góc nâng pháo từ -3o đến +66o và góc phương vị của pháo là -17o đến +17o . Thời gian triển khai/ thu hồi là khoảng 1 phút.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 8

Pháo CAESAR khai hỏa

Đạn pháo của CAESAR

CAESAR có thể bắn các loại đạn pháo 155mm chuẩn NATO, chủ yếu là các đạn nổ mạnh (HE/ High Explosive). Các loạii đạn ấy dùng để tấn công các mục tiêu như tòa nhà, công sự, sân bay, đường hầm,… Ngoài ra CAESAR còn bắn loại đạn mới của Pháp, tên là Orge, đây là một loại đạn pháo chùm, mang theo 63 đạn con nổ mảnh, dùng ngòi chạm nổ. Những đạn con này có khả năng xuyên được 90mm giáp. 

Loại đạn này rất hữu hiệu khi dùng để tiêu diệt các mục tiêu phân tán, các đoàn xe quân sự như xe tải, xe bọc thép chở quân, xe tăng hạng nhẹ, hầm trú ẩn của chỉ huy,…  Với 6 khẩu CAESAR bắn loạt 6 viên đạn Orge ở tầm 35km có thể rải 378 viên đạn con ở một diện tích rộng đến 3 hecta (30.000 m2). Ngoài ra CAESAR có thể bắn được pháo chống tăng có dẫn đường BAE System/ Nexter BONUS. Đạn pháo này mang 2 đạn chống tăng con có đầu dò bằng hồng ngoại và laser đo cao, ở  độ cao 175m, 2 đạn con sẽ tìm kiếm mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép,  bunker… trong khoảng diện tích 32.000m2 ,  khi đã phát hiện mục tiêu, đạn con sẽ phóng đạn đạn nổ lõm xuống mục tiêu với khả năng xuyên đến 100mm giáp. Và để tiêu diệt chính xác các mục tiêu ở xa thì CAESAR dùng đạn ERFB/BB (Extended Range Full Bore/ Base Bleed), một loại đạn pháo có động cơ rocket hỗ trợ với tầm bắn đến 42km.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 9

Đạn pháo chống tăng có dẫn đường BONUS

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 10

Đạn pháo tăng tầm (ER FB/BB Extended Range Full Bore/ Base Bleed)

Pháo tự hành CAESAR có 2 ngăn chứa đạn pháo và liều phóng trên xe. Đằng sau cabin dọc theo vị trí lái xe ở bên trái là 18 ngăn chứa liều phóng, còn bên phải là 18 ngăn chứa 18 viên đạn pháo, ngăn chứa đạn pháo được đặt gần với khay nạp tự động trên khẩu pháo.   

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 11

Pháo CAESAR khai hỏa với ngăn chứa đạn pháo trên thân xe được mở ra

Để tăng khả năng chi viện hỏa lực cũng như cung cấp hỏa lực bền vững cho chiến trường, Nexter đã phát triển một xe nạp đạn dùng chung khung gầm cho hệ thống pháo tự hành CAESAR. Xe này có một cần cẩu thủy lực với 6 container chứa 12 viên đạn pháo và liều phóng mỗi container, tổng cộng là 72 viên đạn và liều phóng. Kíp hoạt động gồm lái xe, người điều khiển cần cẩu và người hỗ trợ. Không những mang đạn, xe này cũng mang theo các bộ phận thay thế giúp sửa chữa cho pháo tự hành như lốp. Cần cẩu được thiết kế để nhanh chóng tải đạn và liều phóng từ container đến pháo tự hành.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 12

Xe nạp đạn pháo cho CAESAR

Lịch sử hoạt động và các quốc gia sử dụng

Năm 2003, Pháp đặt mua các hệ thống pháo tự hành CAESAR đầu tiên và đến năm 2013, Pháp đã nhận được 77 hệ thống pháo tự hành CAESAR cùng với xe nạp đạn, một hệ thống pháo tự hành CAESAR là 5,5 triệu USD. Năm 2009, Pháp đã gửi 8 hệ thống pháo tự hành CAESAR đến Afghanistan để hỗ trợ lực lượng pháo binh thủy quân lục chiến số 3 (3è RAMa) tại các căn cứ hỏa lực ở Tora, Tagab và Nijrabthe – đây là lần đầu tiên hệ thống pháo tự hành CAESAR tham chiến và chứng tỏ được sự linh hoạt của mình ở các khu vực đường đất, đường dê tại khu vực này cũng như cung cấp hỏa lực một cách nhanh chóng và chính xác. 

Năm 2011, lính Lê dương Pháp (Légion étrangère) thuộc Trung đoàn Pháo binh số 68 ở Châu Phi (68e régiment d'artillerie d'Afrique) đã mang theo 4 hệ thống pháo tự hành CAESAR thực hiện Chiến dịch Servalin (Servalin Operation) ở bắc Mali. Năm 2012, Pháp mang 2 hệ thống pháo CAESAR theo lực lượng gìn giữ hòa bình UNIFIL (United Nations Interim Force In Lebanon) đến Lebanon.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 13

Pháo tự hành CAESAR ở Afghanistan năm 2009

Thái Lan mua 6 hệ thống pháo CAESAR và trong cuộc xung đột vũ trang biên giới với Campuchia, pháo tự hành CAESAR đã hạ gục 2 xe rocket bắn loạt BM-21 Grad của Campuchia.

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 14

Pháo tự hành CAESAR của Lục quân Hoàng gia Thái Lan

Ả Rập Saudi mua tổng cộng 132 hệ thống pháo tự hành CAESAR, Đan Mạch mua 18 hệ thống.  

Công nghệ Pháp trên pháo tự hành CAESAR - uy lực áp đảo chiến trường - ảnh 15

Pháo CAESAR của Ả Rập Saudi

Video pháo tự hành CAESAR khai hỏa
Đỗ Tri Năng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !