Con gái 7 tuổi tả 'mẹ như hổ dữ' khiến mẹ lên cơn thịnh nộ nhưng nghe xong giải thích thì xấu hổ vô cùng!
Người mẹ đã không giữ nổi bình tĩnh khi kiểm tra bài tập của con gái.
Làm bài tập về nhà là nhiệm vụ của con cái, còn nhắc nhở và giám sát con hoàn thành bài tập là nhiệm vụ của cha mẹ. Trong quá trình làm bài, các em thường mắc các lỗi sai như: Viết chữ xấu, trình bày không sạch đẹp, làm phép tính sai,… Điều này khiến nhiều phụ huynh "bốc hoả", quát mắng con ầm ĩ.
Đối với môn Tập làm văn cấp 1, do tư duy của trẻ còn non nớt nên phụ huynh chỉ nên yêu cầu con viết đúng, trình bày sạch đẹp chứ chưa cần phải viết hay. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con có bài làm ấn tượng, đặc biệt là những bài miêu tả người thân. Họ không muốn con làm hỏng hình ảnh của mình. Câu chuyện dưới đây là một trường hợp tương tự.
Tiểu Mai (Trung Quốc) có con gái 7 tuổi, đang học lớp 2 tại một trường tiểu học gần nhà. Dù công việc buôn bán bận rộn nhưng cô vẫn dành thời gian kiểm tra bài vở của con vào mỗi tối. Hôm ấy, cô đã rất tức giận khi xem bài tập của con. Đề bài yêu cầu: "Đặt một câu có đầy đủ cụm chủ - vị". Con gái Tiểu Mai đã có câu văn bá đạo như sau: "Mẹ tôi là một con hổ dữ".
Tiểu Mai giận lắm, hỏi con rằng: "Con không thể miêu tả mẹ xinh đẹp mỹ miều, hiền dịu đoan trang thì cũng nên đặt câu cho phù hợp chứ. Sao con lại đem mẹ đi bêu rếu như vậy. Mẹ sẽ rất xấu hổ với cô giáo của con đấy!".
Con gái hồn nhiên trả lời rằng cô giáo yêu cầu phải đặt câu văn chân thực, đúng với thực tế nên viết như vậy. Nghe con giải thích, Tiểu Mai dở khóc dở cười. Nhưng câu nói của con cũng khiến cô giật mình, cứng họng không nói lên lời. Thì ra trong mắt con gái, cô là một người mẹ dữ tợn khiến con vô cùng sợ hãi.
Giáo viên và phụ huynh thường nhắc nhở trẻ phải trung thực, không được nói dối. Vì thế, khi viết văn, trẻ thường hồn nhiên kể hết bí mật gia đình khiến người lớn nhiều phen xấu hổ, ngượng ngùng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên ngẫm lại những lời trẻ nói, trẻ viết. Bởi đó là những gì mà trẻ quan sát được trong thực tế.
Quay trở lại câu chuyện trên, Tiểu Mai đã tự nhận mình là người thường xuyên nổi nóng, quát mắng con. Đây không phải là phương pháp giáo dục trẻ khoa học. Việc quát mắng hay áp dụng đòn roi chỉ khiến trẻ sợ hãi, có thái độ chống đối và không tiến bộ trong tương lai. Đối với những việc con làm sai hay chưa theo đúng ý, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở và hướng dẫn con giải quyết. Như vậy, trẻ sẽ ghi nhớ lâu và không bị tổn thương tâm lý.
Để tránh gây ra áp lực cho bản thân và cho con, phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi dạy con học:
-Thứ nhất, phụ huynh không nên thúc giục con làm bài liên tục. Nhiều cha mẹ thường ép con ngồi vào bàn học ngay khi mới ăn cơm xong hay không cho con thời gian thư giãn vào cuối tuần. Điều này không giúp việc học tập hiệu quả mà còn khiến con bất mãn, dẫn đến hành vi chống đối.
-Thứ hai, phụ huynh không nên bỏ qua sự cố gắng của con. Khi con đạt điểm tốt, con chăm chỉ học tập, các bậc cha mẹ nên dành lời khen kịp thời. Điều này giúp con trở nên vui vẻ, nỗ lực cố gắng nhiều hơn.
-Thứ ba, phụ huynh không nên mất bình tĩnh khi phát hiện lỗi sai của con. Việc con làm bài tập sai là chuyện bình thường. Trong lúc này, cha mẹ nên giúp con nhận ra lỗi và sửa sai, tránh việc quát mắng con.
-Thứ tư, phụ huynh không nên dùng quan điểm cá nhân để đánh giá bài tập của con. Nhiều người khi thấy kết quả học tập của con không tốt bèn vội đánh giá con mải chơi, lười biếng. Tuy nhiên, đây là góc độ của cha mẹ còn về học sinh, có thể các em đã nỗ lực nhưng chưa đúng cách nên không đạt kết quả tốt. Trong trường hợp này, cha mẹ nên cùng con tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
Bài văn tả chú ruột ‘siêu chân thực’, câu từ hóm hỉnh nhưng 'bóc phốt' liên hoàn
Bài văn của cậu học sinh tiểu học khiến cư dân mạng cười nghiêng ngả.
Theo phapluat.suckhoedoisong.vn