Con cháu chê món bà nấu

Sự chăm sóc của các con khi cha mẹ đã già, nếu không phải là làm cho họ vui hơn, thoải mái hơn thì có ý nghĩa gì?

Sáng sớm, nghe cửa phòng bên cạnh sập cái rầm. Tường cách âm tốt lắm mà còn nghe lớn vậy, hẳn là người đóng đang muốn trút cả núi giận. Vừa ra thang máy, tôi gặp hai mẹ con đang dỗ dành nhau, cậu bé bụ bẫm đang vùng vằng, bà mẹ trẻ tuổi tầm 30, thơm phức, chân mang giày thể thao, sport-bra sành điệu, chắc chuẩn bị đi tập, hứa rằng tối nay sẽ mua cho con trai một chiếc bánh pizza lớn.

“Con sẽ không phải ăn mấy món nhà quê ấy đâu”, nàng hứa vậy.

Trưa, tôi vừa bước khỏi thang máy đã tối tăm mặt mũi, ngợp thở vì mùi mắm ruốc xào thịt ba rọi. Lúc đó tôi đã định bấm chuông trước rồi mới thò đầu vô cửa căn hộ nhà hàng xóm đang mở toang để nhắc: “Chị ơi chị nấu ăn đừng mở cửa không thì em chẳng ăn mắm ruốc mà nhà vẫn ám mùi”, sau đó chuẩn bị luôn tinh thần vào đến nhà, sập cửa là sẽ gọi ngay cho cô tiếp tân và ban quản lý tòa nhà, mắng vì tội để cư dân làm ô nhiễm không gian chung, rồi sau đó chui tọt vào nhà tắm, xối nước, rồi sẽ xịt các loại tinh dầu chanh sả vì chiều nay có hẹn mà hoàn toàn không muốn khách hàng đoán oan trưa nay mình vừa ăn mắm ruốc. 

Nhưng vừa hăm hở quyết liệt đến gần, chưa kịp bấm chuông, tôi khựng lại vì bà cụ tóc trắng như cước, miệng cười xởi lởi bước ra, trên tay là một chén đầy ắp mắm ruốc xào thịt ba rọi, tay còn lại là quả xoài xanh bụ bẫm.

“Con mang về ăn luôn khỏi nấu đồ ăn trưa nha, bác làm nhiều lắm mà ở nhà có mình bác ăn, mấy đứa trẻ con đều không thích món này, mà ngon lắm con ạ”, bà nói.

Bà cụ thật thà và chân chất quá khiến tôi dở khóc dở cười không dám từ chối, mang về trút hết vào hũ thủy tinh, đậy kín, bọc thêm hai lần màng bọc thực phẩm, nhét sâu xuống ngăn dưới cùng tủ lạnh, bụng bảo dạ món ngon thế này mà không ăn được trong phòng, không biết khi nào có dịp mang đi đâu thưởng thức trọn vẹn mà không sợ mùi. Mà đã nhận đồ ăn xong lại gọi điện than phiền về chuyện nấu ăn nặng mùi, mở cửa ở chung cư có hành lang kín… kể ra cũng thấy ngại quá, đành im. 

Tối, vừa mở cửa đi đổ rác, lại biết ngay nhà hàng xóm ấy có món canh măng cá nấu chua!

Hôm sau, có người bấm chuông, nhìn qua mắt thần thấy anh trung niên chủ nhà hàng xóm, tôi mừng quá mở cửa, định bụng dù anh có định nói chuyện gì thì xong câu chuyện của anh, tôi sẽ nhỏ nhẹ mong anh về khuyên phụ huynh đừng mang tặng các món thơm mùi bản địa như thế vì nhà tôi rèm nặng, dày, đóng cửa bật máy lạnh suốt ngày dễ ám mùi lắm, yêu thương nhau như thế chính là làm khó nhau vô cùng.

Không ngờ, ngay câu đầu tiên, anh hàng xóm đã hạ giọng: “Nhà anh một mẹ một con, bà ở ngoài quê vườn sân rộng rãi, bếp thoáng quen nấu mấy món bay mùi nặng, biết là phiền cô lắm, vì ban quản lý tòa nhà cũng đã gửi email nhắc nhở gia đình khi nấu ăn không nên mở cửa, nhiều cư dân tầng này có ý kiến phản đối gay gắt, nhưng bà ở nhà cả ngày một mình buồn, cứ thích nấu, rồi lại muốn mở cửa cho thoáng, không cho nấu thì đòi về quê, nên anh không biết phải làm sao, đang đi xin lỗi các nhà. Cô thông cảm nhé, nếu bà mang sang thì cô cứ nhận giúp rồi cho ai cũng được. Nhà anh đã khổ mấy ngày nay về vụ này rồi. Trẻ con cứ mua pizza về ăn tối chứ không chịu ăn mấy thứ bà nấu, khổ quá không biết phải làm sao!”.

À, thì ra bà mẹ xinh đẹp hôm trước trong thang máy chê những món nhà quê ấy là con dâu của bà cụ tóc trắng như mây kia. Ôi những nàng dâu thành thị, đi cửa hàng tiện lợi vì có máy lạnh, cân chính xác từng phần mười gram, sợ mùi và muốn nhà lúc nào cũng mát, thơm… Đến như tôi là hàng xóm mà còn khó chịu, huống hồ xinh đẹp như vậy, thơm tho như vậy, làm sao nàng dâu ấy có thể thông cảm cho một bà cụ miền Trung thích ăn các món kho!

Làm sao cô con dâu hiểu được lòng mẹ trong những món kho. Ảnh minh họa

Làm sao các nàng dâu ấy có thể hiểu, việc một bà mẹ tảo tần đã hơn 50 năm nấu những món ăn đậm hương vị quê nhà, giờ phải thay đổi khẩu vị, phải chấp nhận pizza, phải biết ăn phô mai lên men, rượu chát… sẽ là không thể. Việc ấy khó hơn nhiều so với việc tập cho một thằng bé mười tuổi ăn được mắm ruốc và chấp nhận mùi canh măng!

Tôi nói với anh hàng xóm thật chân thành, rằng anh nghĩ lại xem, vì thương, vì muốn chăm sóc mẹ già mà nhốt bà vào trong một ô chung cư cao cấp lơ lửng trên cao, xung quanh toàn những người trẻ, người lạ, người sống rất khác mình, sẽ khiến cho cả bà và những người thân khác căng thẳng, không thoải mái. Hãy cho bà được xuống đất, có vuông đất dù nhỏ bằng mảnh chiếu, chỉ đủ để trồng vài cây rau thơm. Hãy cho bà được vui vẻ nấu những món ăn đậm mùi của bếp. Hãy cho bà được sống giống như 70 năm qua.

Những thói quen đã trở thành phong cách, thành nếp, là đời sống, là niềm vui, bị buộc phải thay thế, phải bỏ đi sẽ khiến người ta phát ốm vì khó chịu, muộn phiền. Sự chăm sóc của các con khi cha mẹ đã già, nếu không phải là làm cho họ vui hơn, thoải mái hơn thì có ý nghĩa gì?

Tôi chợt nhận ra, người sắp trở thành một bà mẹ chồng như mình, đã dần dần phải “giống như bọn trẻ” gần chục năm nay, để đến khi thực sự được coi là “già”, vẫn có thể sống gần bên mà không làm phiền đến chúng. Không hiểu chúng có nhận ra những nỗ lực ấy của mẹ mình không? 

Theo phunuonline

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !