Có thể kết hợp các phương pháp nào khi điều trị ung thư?

Theo BSCK II Tạ Chi Phương, tác dụng phụ do hoá trị trong điều trị ung thư là bước cản khó khăn nhất của người bệnh, nhưng không phải vì thế mà khó vượt qua. Mọi người vẫn có thể vượt qua những tác dụng phụ này bằng nhiều cách.
Có thể kết hợp các phương pháp nào khi điều trị ung thư? - ảnh 1

Cửa ải mang tên hoá chất

Chị Nguyễn Thị Thu Ng. sinh năm 1987 trú tại Hà Nội, không may bị ung thư đại trực tràng. Khi phát hiện dù là giai đoạn sớm nhưng việc điều trị với chị Ng. cũng chẳng dễ dàng gì.

3 đợt hoá trị là ba đợt chị sống đi chết lại vì tác dụng phụ của hoá chất. Trước khi vào truyền hoá chất chị lại chuẩn bị sẵn tinh thần và lên kế hoạch chống lại những cơn buồn nôn, tiêu chảy.

Chị kể, nếu sốt chị sẽ uống thuốc hạ sốt nhưng nôn thì không tài nào cắt được. Hai mắt chị nhắm nghiền, cố ngủ và tâm trí lúc nào cũng dặn rằng không nghĩ linh tinh, quyết tâm vượt qua để về với hai đứa con nhỏ đang ở nhà chờ mẹ. 

Ngoài ra, chị Ng. cũng uống thêm các loại thực phẩm có khả năng chống nôn như linh chi, nước hoa quả. Nhờ thế, chị vượt qua được 3 đợt hoá chất, tin rằng sự sống đang chờ mình.

Cùng điều trị hoá chất giống chị Ng. chị Nguyễn Bích H. quê Nghĩa Hưng, Nam Định bị ung thư vú giai đoạn hai đã phẫu thuật và đang hoá trị đợt 6. Chị H. kể, để vượt qua tác dụng phụ của hoá chất, chị tìm đến các loại truyện cười do con trai chị mang đến. Khi nào nôn không ăn được, chị cố nôn sạch và nhắm mắt ăn các đồ khô, có khi cả tháng chị chỉ gặm bánh lương khô.

Chị còn bị lở niêm mạc miệng, rụng hết cả tóc, lông mày vì hoá chất. Những ngày đầu, chị sốc vì mái tóc dài mỗi ngày chải là rụng đi cả nắm. Nhưng đến giờ chị quen dần và chấp nhận nó. Nhìn mái tóc đang mọc dần trở lại, chị H. vui hơn và cho rằng bệnh ung thư không còn đáng sợ nữa.

Hoá chất giờ tốt hơn, người bệnh đỡ mệt

Bác sĩ CK II Tạ Chi Phương – Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, thuốc hóa trị không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến tế bào hệ tiêu hóa, tủy xương, hệ sinh sản và nhiều cơ quan khác.

Các yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tác dụng phụ bao gồm phương pháp điều trị, nền tảng sức khỏe, tuổi tác và lối sống. Một số bệnh nhân cảm nhận về tác dụng phụ không rõ ràng nhưng số khác cảm thấy rất mệt mỏi.

Tuy nhiên, ngày nay bệnh nhân không còn e ngại với rụng tóc khi hoá trị vì rụng tóc có thể đội tóc giả, đến đợt thứ 5 thứ 6 là tóc có thể mọc lại.

Mặt khác, giờ đây có thuốc hoá chất ít tác dụng phụ hơn, bệnh nhân không rụng nhiều tóc, khô da, gãy móng.

Bác sĩ Phương tâm sự: "Với những người làm chuyên môn, sợ nhất là tác dụng phụ giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, nhưng vẫn có thuốc để ngăn ngừa, dự phòng như dùng thuốc kích tiểu cầu, hồng cầu. So với ngày xưa bây giờ hoá chất đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Đa phần, bệnh nhân chỉ phải trải qua 2- 3 ngày khó chịu vô cùng sau đợt điều trị. Khi bệnh nhân được giải độc, họ sẽ không còn cảm giác buồn nôn mà chỉ mệt mỏi".

Trong quá trình điều trị, bác sĩ Phương cho biết, bệnh nhân có điều kiện có thể phối hợp với nước lá đu đủ, nước từ hoa đu đủ đực, nước nấm lim xanh… nhưng đòi hỏi phải là thuốc tốt. Việc chữa ung thư không chỉ một hai cách mà có thể kết hợp nhiều cách khác nhau, kết hợp với các loại thuốc đông y.

Ở Việt Nam, có nhiều bài thuốc từ cây xạ đen, tam thất rất tốt. Tuy nhiên, bác sĩ Phương nhấn mạnh, phải là thuốc sạch, không bảo quản, không được tẩm ướp các loại sinh diêm, thuốc chống mốc…

Khánh Ngọc

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !