Có nên cấm trẻ sử dụng điện thoại?

Đó là câu hỏi cứ ám ảnh trong đầu chị Nguyễn Thị Duyên (35 tuổi, làm nghề buôn bán nhỏ tại Hoài Đức, Hà Nội) sau buổi họp phụ huynh sơ kết học kì I, lớp 8 cho con gái.

Nghiện mạng xã hội, nhắn tin yêu đương với bạn khác giới

Phương Anh (con gái chị Duyên – là một thiếu nữ khá phổng phao và lớn nhanh so với các bạn đồng trang lứa) là một trong 8 bạn bị cô giáo tịch thu điện thoại, do sử dụng để nhắn tin với bạn khác giới trong giờ học. Theo điều lệ của nhà trường, các học sinh không được mang điện thoại tới lớp. Em nào vi phạm sẽ bị cô giáo tịch thu trong 1 tuần, sau đó mời phụ huynh lên làm việc và trao trả tài sản lại cho gia đình.

Chị Duyên cho biết, từ lớp 1 đến lớp 7 cháu Phương Anh rất ngoan, học giỏi và có ý thức làm việc nhà nên chị cũng không phải quá bận tâm về con. Năm nay bước vào lớp 8, chị cũng để con tự lập vì thấy con cũng đã trưởng thành hơn. “Tôi thấy bảo lớp 8 chương trình nặng nên có dặn con cần chăm chỉ học hơn. Bố mẹ vất vả rồi nên con cái phải tự ý thức học hành và chăm lo cho bản thân. Ấy vậy mà nghe kết quả học tập của con cộng với việc cháu dùng điện thoại cho mục đích không chính đáng làm tôi rất buồn”, chị Duyên nói.

"

"Cai" điện thoại cho trẻ là việc khoog dễ dàng. Ảnh: Hải Việt

Cũng theo chị Duyên, cháu Phương Anh cùng 5 bạn nữ khác bị thu máy khi đang nhắn tin yêu đương với các anh lớp 9 khóa trên. Lời nhắn mùi mẫn, ngôn từ không phù hợp ở lứa tuổi của các con khiến không chỉ chị Duyên mà các phụ huynh khác cùng giáo viên cũng choáng. Đáng lưu ý, trong máy của một bạn nữ cùng lớp là cả kho clip phim người lớn. Thậm chí em này còn là hot TikToker với các clip tự quay vô cùng nhạy cảm khoe thân thể.

“Theo nhận xét của cô giáo, nhóm các bạn nữ nói trên đều nghiện mạng xã hội và thậm chí đang lén lút yêu đương với các bạn nam khóa trên. Có bạn còn hút thuốc, uống rượu và chửi tục như con trai khiến nhà trường hết sức đau đầu. Riêng trường hợp Phương Anh, cô giáo cho biết em mới chỉ vi phạm chuyện nhắn tin yêu đương và đang bị rủ rê vào nhóm bạn nữ cùng lớp nói trên. Tôi được cô giáo khuyên cần tách con ra khỏi nhóm, kiểm soát cháu sử dụng điện thoại và có biện pháp giáo dục cháu”, chị Duyên nói thêm.

Cấm trẻ dùng điện thoại có phải là giải pháp

Thực tế, câu chuyện của chị Duyên cũng đang là nỗi đau đầu của nhiều phụ huynh có com em đang bước vào tuổi dậy thì. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến trẻ em sử dụng điện thoại/ mạng xã hội ngày càng nhiều, thời gian lên đến 5-7 tiếng/ngày. Trẻ em cũng có có xu hướng “nghiện” mạng xã hội ngoài giờ học trực tuyến, chơi game thường xuyên và có những thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì rất cần được phụ huynh quan tâm.

Còn nhớ tại hội nghị “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” diễn ra hồi tháng 8/2022,  bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, cấm đoán trẻ sử dụng điện thoại hay cấm con em mình vào mạng không còn phù hợp. Bên cạnh nguy cơ tiếp cận với thông tin giả; truy cập vào những nội dung xấu độc; nghiện sử dụng mạng xã hội; nguy cơ trẻ tiếp xúc với các nội dung người lớn khi lướt mạng, sử dụng mạng xã hội là điều khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng.

Thực tế, chỉ 36% trẻ em tham gia mạng xã hội (hầu hết ở độ tuổi 16–17) được dạy để đảm bảo an toàn trên mạng. Theo bà Nguyễn Thị Nga, khảo sát của Cục Trẻ em và một số tổ chức quốc tế cho thấy hầu hết kỹ năng bảo vệ trẻ em trên mạng là do tự tìm hiểu hoặc truyền tai nhau còn giáo dục bài bản gần như chưa có. Nhà trường có phổ biến thông tin trong giờ tin học nhưng chưa đầy đủ. Do đó, kỹ năng này cần sớm được trang bị rộng rãi và toàn diện hơn.

“Cấm đoán trẻ em dùng Internet không còn phù hợp, mà cần có sự đồng hành của cha mẹ, nhà trường và cộng đồng. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, trong đó nâng cao kỹ năng khi dùng Internet được ví như là “vaccine số” giúp bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng. Cha mẹ cũng là những người “các cổng” chủ động bảo vệ trẻ em,” bà Nga nói thêm.

Quay lại câu chuyện của chị Duyên, dù được những lời khuyên từ cô giáo và một vài người bạn nhưng chị cũng chưa biếtnên bắt đầu nói với con thế nào, nói những nội dung gì và cách nói ra sao bởi bản thân chị cũng không am hiểu công nghệ. Con gái với chị như báu vật, nay cháu mới chớm yêu đương và cũng còn giữ được khoảng cách nhất định với nhóm bạn xấu khiến chị an tâm phần nào. Tuy nhiên, làm sao để con hiểu được nguy cơ và an toàn trên không gian mạng, an toàn trước ngưỡng cửa dậy thì và có những hành động đúng mực thì không hề dễ dàng.

“Tôi sẽ phải nói với con những lời gan ruột của mình. Tôi hy vọng với bản tính ngoan hiền của cháu, tôi có thể làm bạn cùng cháu và được cháu chia sẻ những nỗi niềm, những khó khăn của bản thân. Tôi cũng không cấm cháu dùng điện thoại, nhưng chắc chắn là không được mang tới lớp. Tôi cũng sẽ học thêm kiến thức về mạng để có thể làm bạn cùng con trong giai đoạn khó khăn này”, chị Duyên cho biết thêm.

Hải Việt

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !