Cô giáo Mông thắp sáng ước mơ con trẻ nơi “thâm sơn cùng cốc”

Cô giáo 9X Sùng Thị Tông đang hàng ngày làm những việc “phi thường nhỏ bé” mà cô gọi đó là điều các thế hệ thầy cô giáo trước đã dành lại cho mình.

{keywords}

Giữa tháng 11, tôi cùng đồng nghiệp chạy quãng đường 180km bằng xe máy từ TP Thanh Hóa tới trung tâm xã Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa để bắt đầu cho cuộc hành trình vào bản Xía Nọi.

14h chiều chúng tôi xuất phát từ trung tâm xã để đến với Xía Nọi. Ghì xe số 1, kéo hết tay ga, chúng tôi vượt đường rừng, băng qua nhiều ngọn núi cao với những con dốc thẳng đứng, đất trơn trượt, đá gồ ghề, những khúc cua tay áo hiểm trở, vượt những con suối chảy xiết... tới với bản biên giới người Mông nơi “thâm sơn cùng cốc” để gặp cô giáo Sung Thị Tông, người có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục. 

Sau 4 tiếng đồng hồ cực nhọc leo quãng đường 20km, chúng tôi tới Xía Nọi khi màn đêm đã bắt đầu buông xuống, chỉ le lói vài ánh sáng yếu ớt của bóng đèn điện từ tua pin nước. 

Trong đêm tối thấy xe máy vào bản, vị công an viên của bản cõng trên lưng đứa cháu nhỏ chạy vội ra xem ai rồi tới bắt tay tôi và nói “Chú mới lên à, sang nhà anh đi” khiến tôi rất xúc động, cảm kích trước lòng mến khách của người Mông nơi đây.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Sung Thị Tông (SN 1995) là một cô gái người Mông chính hiệu bởi cô sinh ra và lớn lên nơi bản làng 100%  người dân tộc Mông sinh sống.

Từ lúc Tông chào đời, bản Xía Nọi đã bị cái đói, cái nghèo đeo đẳng bao thế hệ, trẻ em gái 13-14 tuổi đã làm mẹ. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngay từ nhỏ Tông đã có ý chí vươn lên với ước mơ sau này sẽ trở thành một cô giáo đem tri thức về bản làng của mình. 

“Từ khi đang theo học mầm non, hàng ngày chứng kiến cảnh các cô giáo vất vả vào bản để dạy học, cộng với niềm thích thú gấp, cắt, tạo đồ chơi cho trẻ em nên dần dần tôi quyết định sẽ trở thành một giáo viên để có thể dạy học cho chính con em của bản mình. Ước mơ làm giáo viên là động lực để tôi cố gắng học tập, vươn lên” – Sung Thị Tông chia sẻ. 

Sau bao cố gắng, vượt lên trên tất cả rồi cô gái Mông cũng đạt được ước mơ thủa nhỏ khi thi đậu vào Khoa sư phạm mầm non của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa). 

Trong quá trình học tập để tiến tới giảng đường đại học, Tông gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trẻ em người Mông sau khi học hết bậc tiểu học vẫn chưa nói thông thạo tiếng phổ thông, trong đó có Tông. Vậy nên khi theo học cấp II và cấp III thì Tông vẫn mang nhiều mặc cảm khi mình ở nơi vùng sâu, vùng xa ra thế giới bên ngoài, mọi thứ đều mới lạ khiến cô chưa thể thích nghi được.

“Thế giới bên ngoài nhiều đổi thay, tôi không thể học tập nổi vì nói tiếng phổ thông chưa thành thạo. Xa nhà, gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người khiến tôi mệt mỏi và có lần muốn từ bỏ tất cả để về với bản của mình”, Tông kể lại.­­­

Rồi mọi thứ dần dần tốt lên khi Tông bắt đầu quen với cuộc sống ở nơi mới. Cô gái người Mông lại cố gắng học tập để theo đuổi ước mơ của mình. 

“Nghĩ về gia đình, bố mẹ dù nghèo khó nhưng vẫn cố gắng làm tất cả để cho con cái đến trường, đến lớp cộng với sự động viên, quan tâm của thầy, cô giáo nên tôi càng cố gắng hơn để vượt qua mọi khó khăn”, cô giáo người Mông chia sẻ.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Năm 2016 sau khi tốt nghiệp Tông thi tuyển vào ngành giáo dục huyện Quan Sơn và được phân công tác về Trường mầm non xã Sơn Thủy. Công tác tại điểm trường chính 2 năm thì Tông xung phong vào bản Mùa Xuân để cắm bản, giảng dạy cho các em học sinh nơi đây. 

“Khi vừa nhận nhiệm vụ, chờ đợi mãi không có ai từ khu chính vào điểm lẻ Mùa Xuân nên tôi đã phải tự băng rừng, vượt suối bằng đường bộ để vào bản. Trên chặng đường đi không gặp được bất kỳ ai, tôi đã khóc vì lo lắng khi trời vừa mưa, vừa tối. Khi đi được 15km đường rừng tôi may mắn bắt gặp hai vợ chồng dân bản đi xuống trung tâm xã nên mới an tâm để đi tiếp”, Tông kể lại kỷ niệm ngày nào. 

Với lòng yêu nghề, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hàng ngày Tông không quản ngại khó khăn, vất vả băng rừng, vượt suối hơn 1 giờ đồng hồ bằng cách đi bộ 5km từ nhà đến điểm trường Mùa Xuân để giảng dạy cho các em học sinh nơi đây. 

Ngôi trường mang tên Mùa Xuân nhưng xuống cấp, không có điện đóm khiến công tác dạy học và chăm sóc học sinh thêm phần vất vả. Trong khi đó đường xá tới trường bị chia cắt, trình độ dân trí thấp, nhiều trẻ nhỏ không được đến lớp nên cô giáo trẻ lại phải đến từng nhà vận động, động viên học sinh đến lớp. 

“Do đường xá đi lại khó khăn, phải vượt suối nên tôi không dám đi xe máy, ngày nào cũng phải dậy sớm để đi bộ đến lớp. Có lần trời mưa nước suối dâng cao cuốn trôi cả tôi đi nhưng may mắn thoát nạn, kể từ đó nếu mưa lớn thì tôi ở lại điểm lẻ Mùa Xuân rồi cuối tuần mới về nhà”, Tông cho hay.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Sau 1 năm giảng dạy tại bản Mùa Xuân, Sung Thị Tông được chuyển công tác về nơi gắn bó bao kỷ niệm về tuổi thơ, nơi mình được sinh ra và lớn lên đó là bản Xía Nọi để tiếp tục công việc “cõng chữ” cho học sinh Mông. 

Theo chia sẻ của Tông, ngày nào cũng như ngày nào, buổi tối cô sẽ chuẩn bị sẵn những học liệu để sáng hôm sau mang lên lớp. 

Tận mắt chứng kiến điểm trường mầm non tại Xía Nọi tôi không khỏi bất ngờ khi đây là một ngôi nhà gỗ cũ chỉ rộng khoảng 20m2, thiếu thốn vật chất... lại là lớp học ghép của 3 độ tuổi (3-4-5 tuổi) với 16 học sinh. 

Vào giờ học những đứa trẻ nơi đây ngồi ngay ngắn trên những chiếc chiếu cũ thành 3 hàng (3 lớp học) cùng đồng thanh theo lời cô giáo. 

“Vì tôi là người Mông nên việc giảng dạy, giao tiếp đối với trẻ em Mông sẽ dễ dàng hơn những giáo viên khác. Nhiều lúc tôi đọc tiếng phổ thông cùng học sinh rồi lại tiếp tục phiên âm để trò chuyện với các em bằng tiếng Mông để học sinh hiểu hơn những gì mình đang dạy”, Tông tâm sự. 

Khi trò chuyện với chúng tôi, ánh mắt cô giáo mầm non ngời sáng khi nói: “Người Mông được dạy người Mông là vui lắm rồi, các em xem tôi như người mẹ nên vô cùng quý mến. Tôi chỉ cố gắng làm những việc nhỏ bé, những điều mà các thầy, cô trước đây đã để dành lại cho tôi”.

{keywords}

 

{keywords}
{keywords}

 

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !