Cô giáo mầm non 'thất nghiệp' mùa dịch: Từ bán hàng online cho đến giúp việc theo giờ

Để vượt qua mùa dịch khó khăn này nhiều giáo viên mầm non tư thục chấp nhận đi làm giúp việc theo giờ, bán hàng online, ai thuê gì làm nấy với mong muốn có thêm thu nhập trong lúc học sinh tạm dừng tới trường.

Hà Ánh Quyên - giáo viên tại nhóm lớp mầm non Vườn Trẻ Thơ (Hà Nội) cho biết từ đợt học sinh nghỉ dịch hồi tháng 2/2021 chị đã phải làm thêm nhiều việc khác với mong muốn có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Tôi là giáo viên mầm non với mức lương mỗi tháng 4-5 triệu đồng, còn chồng tôi chuyên về sửa chữa điện nước nên thu nhập cũng chỉ đủ ăn chứ không dư dả gì.

Hai vợ chồng cưới nhau gần chục năm trời, năm ngoái vay mượn thêm mới mua được căn chung cư nho nhỏ, hằng tháng vẫn trả góp tiền mua nhà cho ngân hàng.

Dịch bệnh bùng phát, học sinh tạm dừng đến trường nên tôi không có thu nhập, việc của chồng cũng ít hẳn, không còn cách nào khác nên tôi đi làm giúp việc theo giờ mong kiếm thêm thu nhập phụ chồng trang trải phí sinh hoạt.

Mùa dịch nên việc cũng rất ít vì đa số người ta cũng ngại tiếp xúc với người lạ, hơn nữa kinh tế khó khăn nên nhiều người cũng thắt lưng buộc bụng tiết kiệm chi phí, không thuê giúp việc”, chị Quyên nói.

Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi chị Quyên còn tranh thủ lên mạng đăng bài tìm việc giúp chồng. Chị thường vào các nhóm chung cư và đăng bài xem nhà nào có nhu cầu sửa chữa điện nước, sửa cánh cửa, thông bồn cầu…. Thi thoảng chị còn cùng chồng đi tháo lắp, bê vác nội thất cho những khách cần chuyển nhà.

Mùa dịch này kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy vì tháng nào cũng phải đều đặn trả tiền ngân hàng, lại thêm chi phí ăn uống của cả nhà, rồi ông bà ở quê già yếu thuốc thang liên tục”, chị Quyên tâm sự.

{keywords}
Chị Quyên cùng chồng nhận cả công việc tháo lắp nội thất, chuyển nhà.

Cùng chung số phận là những giáo viên mầm non “thất nghiệp” mùa dịch, chị Nguyễn Mai Hương (giáo viên trường mầm non Ánh sáng) chấp nhận chuyển sang bán hàng online để mưu sinh. Chị bán tất tần tật từ quần áo đến đồ ăn và nhận chuyển tận nhà cho khách.

Với quần áo, tôi nhập từ một mối hàng sỉ, lấy mẫu về đăng bán online. Khi có khách nào đặt thì tôi lấy từ nơi cung cấp và đi ship, mỗi bộ trung bình lãi từ 10-15 nghìn.

Ngoài ra, tôi còn làm một số món như chân gà ngâm, các loại đồ ăn sáng như bún ốc, bún chả, bánh bao, bánh rán… và nhận ship đến tận các chung cư vào sáng sớm.

Mỗi thứ lãi được một chút nhưng cứ tích tiểu ắt sẽ thành đại”, chị Hương chia sẻ.

Chị Hương cho biết, tại các khu chung cư hiện nay đa số học sinh nghỉ học, bố mẹ cũng làm việc ở nhà nên đồ ăn sáng bán khá chạy. Ngoài đồ ăn, chị Hương còn bán rau, củ và các loại đặc sản mang từ quê do ông bà gửi xe khách lên.

{keywords}
Những thùng hàng chị Hương đi gửi cho khách.

Lúc đầu cũng hơi ngại nhưng nghĩ lại ngại cũng không bằng hết tiền, bằng các con thiếu thốn nên tôi bỏ qua sự xấu hổ của bản thân, tích cực đăng bài, cũng có nhiều phụ huynh tin tưởng mua ủng hộ.

Bán đồ ăn tôi chỉ lo nhất là đồ mình làm không ngon, không hợp khẩu vị của mọi người sẽ bị mất khách, nhưng cũng may nếu đồ ăn mặn hay nhạt hay thế nào mọi người vui vẻ phản hồi, lần sau tôi lại chú ý hơn nên mọi người cũng rất quý”, chị Hương nói.

Giáo viên mầm non như chị Quyên, chị Hương đi làm để kiếm thêm thu nhập không phải hiếm hoi trong giai đoạn khó khăn này. Đa số các giáo viên mầm non đều cho rằng chỉ cần chăm chỉ thì kiếm việc làm tạm thời không phải là quá khó. Tuy nhiên, do đã gắn bó với công việc dạy học, yêu trẻ nên các cô rất mong dịch bệnh qua thật nhanh để các cô có thể đón các con ngoài cửa lớp.

'Ngậm đắng' đóng cửa, rao bán rẻ trường mầm non vì khánh kiệt

'Ngậm đắng' đóng cửa, rao bán rẻ trường mầm non vì khánh kiệt

“Ở giai đoạn này trường mầm non đầu tư nhỏ thì chết kiểu nhỏ còn đầu tư lớn cũng chết kiểu lớn” – một chủ cơ sở mầm non tư thục ở Hà Nội ngậm ngùi chia sẻ

Hoàng Thanh

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !