Cô giáo khuyết tật khoe tài viết bảng đẹp như in bằng tay trái, dù vất vả vẫn gắng mang con chữ về vùng cao

Chỉ với một bàn tay trái, cô Sen vẫn không quản ngại khó khăn mang con chữ đến với vùng miền núi xa xôi.

Chữ viết là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về chất của ngôn ngữ. Do vậy chữ viết và dạy chữ viết là vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu hiện nay. 

Mới đây, câu chuyện về một cô giáo mầm non luyện viết chữ bằng tay trái đã khiến nhiều người không khỏi xúc động. Với tình yêu thương học sinh vô bờ bến, cô giáo này đã chấp nhận vất vả, từ bỏ, hy sinh nhiều thứ. Suốt nhiều năm qua, chỉ bằng một bàn tay, nữ giáo viên ấy vẫn nỗ lực đem niềm say mê luyện chữ, truyền cảm hứng tới tất cả các bạn học sinh.

Cô giáo mầm non nỗ lực đem con chữ về đến vùng miền núi xa xôi

Cô giáo trong câu chuyện chúng ta đang nhắc đến có tên là Lê Thị Sen (SN 1994), hiện đang là giáo viên mầm non giảng dạy ở miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An). Không may mắn bị khuyết tật phải viết bằng tay trái từ bé, nhưng cô Sen vẫn ôm trong mình đam mê với luyện viết chữ đẹp. Không dừng lại ở đó, cô còn không quản ngại khó khăn và lan tỏa việc luyện chữ đẹp này đến với nhiều người hơn.

"Tuy có khiếm khuyết về cơ thể nhưng khi mở lớp dạy các con hành trang vào lớp 1, nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, mình vui lắm, cảm thấy sự nỗ lực của bản thân đã được đền đáp xứng đáng. Đương nhiên, nhận được sự tin tưởng của mọi người có nghĩa là mình phải cố gắng nhiều hơn nữa", cô Sen chia sẻ.

Cô giáo khuyết tật khoe tài viết bảng đẹp như in bằng tay trái, dù vất vả vẫn gắng mang con chữ về vùng cao - Ảnh 1.

Cô giáo Lê Thị Sen bên cạnh tấm bảng viết chữ đẹp như in khiến netizen xuýt xoa

Giảng dạy ở vùng miền núi hiểm trở, đa số học sinh là dân tộc thiểu số nên việc vận động học sinh đi học là điều vô cùng khó khăn với mỗi giáo viên ở đây. Song cô Sen không coi đó là rào cản, ngược lại, cô giáo này vẫn luôn kiên trì với mơ ước đem con chữ đến với tất cả các bạn học sinh nơi đây. Cô tâm sự:

"Việc mở lớp dạy tiền tiểu học cho học sinh ở đây gặp nhiều khá nhiều khó khăn. Riêng chuyện vận động các con đi học đều đặn cũng là một vấn đề nan giải. Vậy nên đôi khi việc giảng dạy sẽ diễn ra không được như mình mong muốn. Nhưng mình không nản chí, mình chỉ mong sao khoảng thời gian hè này sẽ hỗ trợ các con thật tốt để các con ai cũng có hành trang vững chắc bước vào lớp 1".

Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân mà cô Sen không ngại mang con chữ đên vùng miền núi xa xôi

"Luyện chữ đẹp là một cách giúp rèn luyện tính cách"

Bằng niềm say mê với nghề, cô Sen luôn tâm niệm rằng việc luyện chữ đẹp là vô cùng cần thiết, nhất là với thế hệ học sinh hiện nay. Bởi "nét chữ nết người", khi học sinh luyện chữ đẹp là lúc các em đang rèn luyện tính cách con người của mình. Việc chau chuốt nhẹ nhàng trong từng nét bút sẽ giúp các em rèn được những thứ nhỏ nhất như tính kiên trì, tỉ mỉ, từ đó hình thành được những đức tính tốt đẹp hơn cho tương lai sau này.

"Bản thân mình thật sự rất đam mê luyện chữ, và mình muốn lan tỏa điều này đến với các bạn học sinh. Vì lứa tuổi các con đang là lứa tuổi mầm non chập chững bước vào lớp 1 nên thời gian rèn luyện cho các con là không nhiều, vỏn vẹn 2 giờ mỗi buổi học để các con vừa học vừa giải lao.

Nếu mình tập trung dạy liên tục thì cũng sẽ gây áp lực về tâm lý cũng như sự nhàm chán cho các con. Vậy nên mình luôn cố gắng dạy xen kẽ vừa học vừa chơi để tạo hứng thú học tập cho các con nhiều hơn. Việc áp dụng phương pháp như vậy giúp đa số các con hào hứng, tập trung và đạt hiệu quả hơn trong việc luyện chữ", cô Sen cho biết.

Cô giáo khuyết tật khoe tài viết bảng đẹp như in bằng tay trái, dù vất vả vẫn gắng mang con chữ về vùng cao - Ảnh 3.

Cô Sen trong một tiết giảng dạy với học sinh của mình

Mặc dù đã là giáo viên có thâm niên trong nghề và chữ viết đã đẹp đến mức như "rồng bay phượng múa", nhưng ngoài giờ lên lớp hay ở nhà, bất cứ khi nào có thời gian rảnh và cảm thấy hứng thú, cô Sen lại mang bút vở ra luyện chữ. Cô Sen coi đó là một cách thể hiện giá trị văn hóa và mỗi người chúng ta nên kế thừa, phát huy nó sao cho xứng đáng.

"Nhìn chữ viết có thể nhận biết một người cẩn thận hay cẩu thả, thậm chí điền tĩnh hay nóng vội. Đặc biệt hơn chữ đẹp giúp người nhìn vào đọc sẽ cảm thấy rõ ràng, dễ hiểu cũng như có thiện cảm hơn với đối phương đấy...", cô Sen cười.

Cô giáo khuyết tật khoe tài viết bảng đẹp như in bằng tay trái, dù vất vả vẫn gắng mang con chữ về vùng cao - Ảnh 4.

Ngoài giờ trên lớp, cô luôn dành thời gian rèn luyện chữ viết để nâng cao kỹ năng của bản thân

Cô Sen mong muốn sẽ lan tỏa được sự tin tưởng cũng như niềm đam mê chữ đẹp của mình đến với tất cả các bạn học sinh và các bậc phụ huynh

Gặp gỡ cô giáo chủ nhân các tiết học tiếng Anh 'gây bão' trên MXH

Gặp gỡ cô giáo chủ nhân các tiết học tiếng Anh 'gây bão' trên MXH

Mạng xã hội mấy ngày qua đang rần rần chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một tiết học thú vị tại trường Tiểu học Kim Đồng ở Lâm Đồng.

Theo ttvn.toquoc.vn

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !