Cổ đông "đói" vì Ngân hàng Nhà nước "quyết" mức chia cổ tức

Hai trong số các ngân hàng vừa tổ chức Đại hội cổ đông đều thông báo mức chi trả cổ tức thấp hơn dự kiến. Lý giải các ngân hàng đưa ra là do quyền "quyết" mức chi trả năm nay nằm trong tay NHNN.

Đại hội cổ đông thường niên 2015 của các ngân hàng đã rục rịch vào “mùa”. Ngoài những thông tin liên quan tới “số phận” các nhà băng, thì chuyện chi trả cổ tức cho cổ đông lại bắt đầu “nóng”. Nhưng năm nay, chuyện chi trả cổ tức của các ngân hàng sẽ không dễ.

Cổ tức sụt giảm do bị “chốt chặn”

Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội cho biết, tháng 3 vừa qua ngân hàng ông đã nhận được văn bản thông báo của NHNN liên quan tới chuyện chi trả cổ tức cho cổ đông. 

Theo đó, các nhà băng sẽ không được tự quyết chia cổ tức như trước đây mà mà phải gửi mức đề xuất về NHNN. Sau khi soát xét mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, NHNN sẽ có ý kiến chỉ đạo và “chốt” mức chia đối với từng ngân hàng.

“Như vậy, dù nhà băng có muốn chia tỷ lệ cổ tức cao để cổ đông phấn khởi cũng không dễ” – ông nói và thông tin thêm, hiện mức chia cổ tức đã được HĐQT ngân hàng thông qua để chuẩn bị cho kỳ đại hội cổ đông vào cuối tháng, nhưng vì có công văn trên nên tỷ lệ “chốt” cuối cùng sẽ phải chờ ý kiến từ NHNN.

Cổ đông

Mức chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2014 của VIB chỉ đạt mức 9%, hụt 2% so với dự kiến

Tuy nhiên, vị Phó Tổng giám đốc này khá tự tin, rằng với quy mô vốn và lợi nhuận khả quan của ngân hàng, cùng mức trích lập dự phòng đầy đủ trong năm qua thì tỷ lệ chia cổ tức của ngân hàng ông chắc chắn sẽ không dưới mức 9%.

Với ngân hàng lớn là vậy, nhưng với các nhà băng ở nhóm giữa và nhỏ thì chuyện chi trả cổ tức cho cổ đông năm nay lại là vấn đề khiến nhiều cổ đông … tiu nghỉu.

Như tại kỳ Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa diễn ra là một ví dụ. Không ít cổ đông đã ngỡ ngàng khi HĐQT thông báo mức chi trả cổ tức năm 2014 sẽ chỉ là 9%, thay vì 11% như thông báo trước đây. 

Lý giải về tỷ lệ “hụt” 2%, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB trần tình, trước đây việc chi trả cổ tức do Ban Kiểm soát đề xuất và ĐHCĐ sẽ phê duyệt thực hiện, nhưng năm nay NHNN sẽ quyết mức chi trả của các ngân hàng thương mại. Cụ thể với VIB, quyết định giảm từ 11% xuống 9% là quyết định của NHNN, phần lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức được sử dụng để tạo nguồn nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong năm 2015.

Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại ĐHCĐ của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) diễn ra cuối tuần trước, khi nhà băng này cũng thông báo “hụt” chi cổ tức tới 4% như đã hứa. Ngoài chuyện NHNN chỉ “quyết” cho LienVietPostBank mức trả cổ tức 6% (thay vì 10% như mục tiêu), thì theo ông Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch thường trực LienVietPostBank, nền kinh tế năm qua vẫn đầy rẫy khó khăn với hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản. Việc ngân hàng vẫn làm ăn có lãi và trả cổ tức bằng tiền mặt 6% cho cổ đông như LienVietPostBank là một sự cố gắng, nỗ lực lớn trong bối cảnh hiện nay. 

“Các cổ đông hiểu biết thì không ai bức xúc khi doanh nghiệp của mình đã cố gắng vượt qua sóng gió của nền kinh tế”- ông Hưởng nói.

Ngoài các ngân hàng “hụt” chi trả cổ tức, thì cũng có nhà băng cổ đông gần như đã cầm chắc trong tay mức cổ tức bằng 0 do ngân hàng đang nằm trong diện tái cơ cấu và phải dồn mọi nguồn lực cho quá trình này, như SCB, MaritimeBank, MDB… Đồng nghĩa, tình cảnh cổ đông tiếp tục phải “nhịn” cổ tức vẫn diễn ra.

“Chặn” để “ngăn đê” nợ xấu

Quay trở lại với thông báo của NHNN về chuyện các ngân hàng không được tự quyết mức chi cổ tức cho cổ đông, vị Phó Tổng giám đốc trên bình luận, mức “chốt chặn” các ngân hàng chỉ được chia tối đa cổ tức ở mức 9-10% là hợp lý. 

“Chắc chắn NHNN đã phải nghiên cứu để đưa ra được tỷ lệ tương đối cân bằng giữa các ngân hàng. Với những ngân hàng thuộc top đầu, lợi nhuận tốt, mức chi trả cổ tức khoảng 9-10%, thì các ngân hàng nhỏ hơn được phép chi trả mức thấp hơn một chút, cũng là hợp lý”- ông nói.

Nhưng ở góc độ của các cổ đông, không ít lo ngại dấy lên khi cho rằng, ngân hàng sẽ lấy đây là “cớ” để tiếp tục “trốn” chia cổ tức cho các cổ đông, như tình trạng diễn ra vài năm qua tại một số nhà băng.

Anh Thanh Bình – một cổ đông của ngân hàng Việt Á (VietABank) thở dài, từ ngày sở hữu ít cổ phiếu của VietABank, duy nhất 1 năm đầu tiên anh nhận được cổ tức, còn vài ba năm trở lại đây thì “lặn mất tăm”. 

“Cứ đến kỳ ĐHCĐ lãnh đạo ngân hàng lại lấy cớ kinh doanh khó khăn, lợi nhuận sụt giảm nên không chia cổ tức. Thực tế, mình không phải trông chờ vào khoản tiền cổ tức ít ỏi đấy, nhưng quyền của mình mà không được hưởng thì cảm thấy thực sự không hài lòng” – anh Bình bày tỏ. 

Với tình trạng ngân hàng không được tự “quyết” mức chia cổ tức mà phụ thuộc vào sự cho phép và soát xét của NHNN, anh Bình không kỳ vọng năm nay sẽ được chi trả cổ tức.

Chia sẻ lo lắng của cổ đông các nhà băng vài năm chưa nhận được một đồng cổ tức nào, song theo ông Cấn Văn Lực, không ngại chuyện ngân hàng sẽ “vin” vào “lệnh” của NHNN để tiếp tục trì hoãn, chây ì trả cổ tức.

“Thực ra bất kể lãnh đạo ngân hàng nào cũng muốn có lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đông, cũng giống như làm ông chủ ai cũng muốn có doanh thu, lợi nhuận trả lương cho nhân viên vậy. Trong trường hợp “cực chẳng đã” mới phải “khất” chuyện chia cổ tức cho cổ đông, cũng là cái khó của họ”- vị này chia sẻ.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, quyền lợi của cổ đông đáng lý được hưởng nay lại bị “chặn” lại bởi một văn bản mang tính hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước, TS. Cấn Văn Lực cho rằng mọi người không nên lo lắng. Trong điều kiện hiện nay thì đây là giải pháp bắt buộc NHNN phải đưa ra để loại trừ trường hợp các nhà băng che giấu nợ xấu mà vẫn trả cổ tức cho cổ đông.

“Chỉ đạo nhiều năm nay của NHNN là các ngân hàng không được trả cổ tức nếu chưa trích lập dự phòng đầy đủ. Đặc biệt, từ tháng 4/2015 các ngân hàng chính thức phải tuân thủ phân loại, trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nhiều khả năng con số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên. Để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ này về mức 3% vào cuối năm nay, thì dù là mệnh lệnh hành chính, nhưng nếu hợp lý thì vẫn có thể chấp nhận được”- ông Lực nói.

Tuy nhiên, để tránh những hệ lụy phát sinh từ “lệnh” hành chính, ông Lực nhấn mạnh, dù trong điều kiện cần thiết can thiệp bằng biện pháp hành chính có thể được sử dụng, nhưng cũng không nên kéo dài quá lâu. “Có thể sau 1-2 năm, nếu tình hình sức khỏe ngân hàng tốt lên, các nhà băng nghiêm túc trong trích lập dự phòng và nợ xấu về mức giới hạn cho phép thì nên “thu hồi” lại mệnh lệnh này”- ông Lực nói thêm.

Trường Giang

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.