Có 400 triệu đồng dành mua nhà, tôi có nên tranh thủ “lướt sóng” vàng hay chứng khoán để kiếm lời?

Hiện tài khoản của tôi có 400 triệu đồng, đây là tiền để dành mua nhà nên không thể gửi tiết kiệm được, trong lúc chờ đợi tìm được nhà tôi có nên tranh thủ “lướt sóng” vàng hay đầu tư chứng khoán để kiếm ít lãi không?

Vợ chồng tôi dành dụm được 400 triệu đồng định mua 1 mảnh đất ở xa xa ngoại thành để làm nhà vườn mỗi cuối tuần gia đình lại về nghỉ ngơi thư giãn. Nhưng chúng tôi tìm từ đầu năm đến giờ chưa được mảnh đất nào ưng í, tiền thì cứ để trong tài khoản không sinh lời được.

đầu tư chứng khoán hay vàng
Có 400 triệu dành để mua nhà, tôi nên tranh thủ “lướt sóng” vàng hay chứng khoán để kiếm lời??

Vợ chồng tôi tính toán, nếu từ nay đến cuối năm không tìm được đất thì phải gửi tạm ở ngân hàng để kiếm thêm chút lãi. Vì vậy 2 vợ chồng tôi thống nhất, gửi tiền vào ngân hàng để khi cần là có thể rút được ngay.

Tuy nhiên, khi tôi tìm hiểu thì được biết, nếu gửi ngân hàng kỳ hạn dài từ 6 tháng trở lên, chẳng may khi tìm được đất rồi lại nếu rút tiền ra giữa chừng thì chấp nhận mất sạch lãi, chẳng khác nào để tiền nằm im trong tài khoản. Còn nếu gửi tiết kiệm ngắn hạn theo từng tháng một thì lãi suất cực thấp, dao động trong khoảng từ 3,85% - 4,25%, tuy từng ngân hàng.

Vì vậy, phương án gửi tiền ngân hàng không được vợ chồng tôi lựa chọn nữa. Tuy nhiên, để tiền nguyên trong tài khoản thì rất phí nếu đến hết năm vẫn chưa mua được đất.

Tôi loay hoay chưa biết làm thế nào nên đành hỏi ý kiến một số bạn bè, là những người có kinh nghiệm trong đầu tư và kinh doanh.

Anh bạn tôi đang làm cho một công ty chứng khoán góp ý với tôi, thay vì mua đất thì nên đầu tư vào chứng khoán. Chọn một vài cổ phiếu được đánh giá có tiềm năng để mua đầu tư thay vì cứ để tiền “chết” trong tài khoản.

Tuy nhiên, cũng có người bạn khuyên tôi rằng, nên dùng số tiền đó để “lướt sóng” vàng là hay nhất.

Bạn tôi phân tích, chỉ có “lướt sóng” nhanh với vàng thì tôi mới chủ động được nguồn tiền, và việc đầu tư cũng rất đơn giản. Chỉ cần theo dõi giá vàng trong khoảng 1 tuần, khi nào giá vàng giảm mạnh thì mua vào, đợi giá tăng sẽ “tung” ra bán luôn. Như vậy vừa chủ động được nguồn tiền, lại không lo tiền “chết dí” trong tài khoản mà không sinh lời.

Nói thật là tôi không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh, nhất là bảo tôi mang tiền đi đầu tư cổ phiếu với “lướt sóng” vàng thì tôi cực kỳ mù tịt. Đối với lĩnh vực chứng khoán, tôi không có kiến thức về nó nên với cổ phiếu tôi cũng không biết cái nào có tiềm năng, cái nào đầu tư tốt.

Còn với vàng có lẽ đơn giản hơn. Nhưng nghe nhiều người nói, “lướt sóng” vàng nếu không cẩn trọng cũng sẽ khiến tay trắng như chơi. Chỉ qua 1 đêm anh có thể lãi tiền triệu, nhưng ngược lại anh cũng có thể bị mất hết nếu không am hiểu để phân tích và nắm bắt biến động của thị trường.

Trước những lời khuyên này tôi rất phân vân, không biết nên dùng số tiền đó để đầu tư cổ phiếu hay “lướt sóng” vàng để có thể chủ động được nguồn tiền, khi cần có thể dùng ngay, tiền lại không bị "chết".

Ai có thể cho tôi lời khuyên hợp lý, thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng, tôi có nên dùng số tiền trên để mua vàng hay chứng khoán, chờ tăng giá bán để kiếm lời không?

Xim cảm ơn mọi người!

Nguyễn Dũng (Hà Nam)

Bỏ Sài Gòn về Đà Nẵng lập nghiệp với số vốn 700 triệu đồng, nay vợ chồng trẻ có tài sản gần chục tỷ đồng

Bỏ Sài Gòn về Đà Nẵng lập nghiệp với số vốn 700 triệu đồng, nay vợ chồng trẻ có tài sản gần chục tỷ đồng

Sau thời gian dài làm việc ở Sài Gòn, năm 2017 vợ chồng chị Hoa và anh Trung quyết định về  Đà Nẵng lập nghiệp và sinh sống với số vốn 700 triệu đồng. Thật bất ngờ, 5 năm sau, vợ chồng chị Hoa đã có tài sản gần chục tỷ đồng.

Ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiết kiệm về dưới 9%/năm, chỉ còn 1 ngân hàng 9,2%

Sau khi NHNN giảm lãi suất điều hành kể từ ngày 15/3, mặt bằng lãi suất huy động mới thấp hơn đã được hình thành giữa các ngân hàng thương mại.

Góc khuất bán bảo hiểm: 'Mổ ngan, mổ ngỗng để lấy trứng' cho nhanh

Nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ được đào tạo 3 ngày rồi vội vã vợt khách để có doanh số. Cấp quản lý ép chỉ tiêu nên dẫn đến chuyện “mổ ngan mổ ngỗng để lấy trứng cho nhanh”.

Lưu ý khi gửi tiết kiệm để tránh mất tiền oan

Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng là lựa chọn an toàn, song có nhiều vụ tiền tiết kiệm bỗng dưng mất trắng vì khách hàng chủ quan, phạm sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, khi gửi tiết kiệm, khách hàng cần lưu ý một số điểm sau để không bị mất tiền oan.

Công ty tài chính FE khác dịch vụ cầm đồ như F88, T99 thế nào?

Các công ty tài chính có điều kiện thành lập khắt khe hơn rất nhiều so với dịch vụ cầm đồ. Trên thị trường có hàng vạn cửa hiệu cầm đồ, nhưng chỉ có 16 công ty tài chính được cấp phép.

Lợi nhuận không đủ trả lãi suất, doanh nghiệp và ngân hàng nhìn nhau ngại ngần

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) than lợi nhuận không đủ bù lãi suất nên không dám vay ngân hàng, do vậy không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

NamABank dự kiến niêm yết hơn 846 triệu cổ phiếu, mở chi nhánh nước ngoài

Đại hội cổ đông Ngân hàng Nam Á (NamABank) thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mở rộng chi nhánh tại nước ngoài và đạt lợi nhuận 2.600 tỷ đồng trong năm 2023.

Lãi suất tiết kiệm 4 ngân hàng lớn nhất: BIDV giảm mạnh, VietinBank cao nhất

3 ngân hàng thương mại nhà nước là BIDV, Vietcombank và Agribank vừa có động thái giảm lãi suất huy động online. Trong khi ngân hàng còn lại là VietinBank vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Khách hàng tố mất hơn 46 tỷ gửi trong ngân hàng

Không trực tiếp thực hiện giao dịch rút tiền, nhưng hơn 46 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng bị “bốc hơi”.

Lãi suất cho vay hạ nhiệt, hàng trăm nghìn tỷ vốn rẻ

Ngay sau khi các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động, lãi suất cho vay đối với cá nhân, doanh nghiệp cũng đang trở nên dễ chịu hơn với người vay.

Người tiêu dùng ngày càng bạo chi hơn cho 'thực phẩm xanh, sạch'

Xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường trở thành lựa chọn mới của người tiêu dùng. Người dân sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thực phẩm, đồ uống có nguyên liệu đảm bảo “xanh” và “sạch”.