CNN có đúng khi đăng video về vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria?

Hôm 9/5, CNN đã đăng đoạn video ghi lại vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib, Syria khiến hơn 90 người thương vong hôm 4/4 vừa qua. Các chuyên gia về đạo đức báo chí nói gì về quyết định này của CNN?

Cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học trên cũng chính là lý do Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh bắn hơn 50 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ quân sự của Syria hôm 7/4.

Đây là lần đầu tiên một đoạn video ghi lại vụ tấn công được công bố. CNN đã đăng tải đoạn video kèm khuyến cáo độc giả về những hình ảnh bi thương trong đoạn video cũng như nhấn mạnh lý do đăng tải của tác giả là phóng viên quốc tế cao cấp Clarissa Ward của CNN.

CNN có đúng khi đăng video về vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria? - ảnh 1

Một em bé là nạn nhân trong vụ tấn công đang được đưa đi cấp cứu.

Ward viết: "Chúng tôi thấy cần phải cho các bạn thấy những hình ảnh này bởi khi chứng kiến nhiều trẻ em đang trút hơi thở cuối cùng, bạn sẽ hiểu được thế nào là tội ác chiến tranh”.

Tuy nhiên, việc CNN công bố đoạn video đã nảy sinh nhiều tranh cãi về việc có nên đăng tải một đoạn video chứa nhiều hình ảnh đau thương như vậy hay không. Sau đây là ý kiến của ông Al Tompkins, giáo sư thuộc Viện Báo chí Poynter và chuyên gia nổi tiếng về đạo đức báo chí của Mỹ Indira Lakshmanan.

Theo chuyên gia Lakshmanan, khi quyết định có nên đăng tải những đoạn video có nhiều hình ảnh đau thương như vậy hay không, các hãng tin hay tờ báo cần cân nhắc kĩ về giá trị đưa tin của đoạn video và những ảnh hưởng tiêu cực của nó, cụ thể hơn là giữa mặt lợi và mặt hại. Không có nghi ngờ gì về việc, những hình ảnh hay video có tác động rất lớn nhưng chúng có thể kích động chính phủ Mỹ hành động chống lại Syria, gây thiệt hại hơn cho Syria và thậm chí ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc nội chiến này.

CNN có đúng khi đăng video về vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria? - ảnh 2

Một nạn nhân đang được mang đi chôn cất.

Bên cạnh đó, việc có nên phát đoạn video trong một bản tin hay không cũng cần phải cân nhắc. Bà Lakshmanan cho rằng, đoạn video về cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria hôm 4/4 không nên được công bố trong một bản tin mà chỉ nên đăng tải trên báo mạng để độc giả có thể chọn xem hoặc không xem. Tất nhiên, vẫn phải kèm cảnh báo cho độc giả về những hình ảnh bi thương trong đoạn video.

Lý tưởng nhất là đoạn video nên được đăng kèm với lời giải thích về quyết định đăng tải như CNN đã làm. Đúng là độc giả sẽ thấy rất khó nhìn những hình ảnh bi thương nhưng nhiệm vụ của nhà báo là giúp mọi người hiểu đúng sự thật và khiến họ không làm ngơ trước những tội ác.

Trong khi đó, bình luận về việc CNN đăng tải đoạn video về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, ông Al Tompkins, giảng viên cao cấp về phát thanh và báo mạng của Poynter khẳng định, việc công bố những hình ảnh bi thương là cần thiết.

Những hình ảnh đầu tiên về vụ tấn công được công bố hồi tháng Tư là bằng chứng cho thấy người dân Syria đang bị tổn thương sâu sắc trong cuộc nội chiến Syria. Giờ đây, một tháng sau khi vụ tấn công xảy ra, đoạn video của CNN đã giúp độc giả hiểu hơn về sự kinh hoàng của việc sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, ông Tompkins cho rằng, CNN thiếu sót ở chỗ không bổ sung thêm thông tin gì mới khi đăng tải đoạn video về một sự việc đã diễn ra cách đây hơn một tháng trên truyền hình.

Ông cũng cho rằng,  khi đăng tải đoạn video lên trang điện tử,  CNN đã làm rất tốt khi cảnh báo người xem về những hình ảnh bi thương trong đoạn video. Trong đó, nhà báo Ward – một người có nhiều năm kinh nghiệm đưa tin về Syria, đã giải thích tại sao CNN nghĩ rằng đó là đoạn video quan trọng và cần được công bố.

Ông nhấn mạnh, các hãng tin, tờ báo chỉ quyết định đăng hoặc không đăng một đoạn video có hình ảnh bi thương sau khi đã thảo luận và cân nhắc kĩ về những ảnh hưởng của nó. Thời điểm đăng cũng như lý do đăng tải những hình ảnh, video chứa nhiều cảnh bi thương đóng vai trò rất quan trọng.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !