Chuyện về người thương binh làm kinh tế giỏi, sống tốt đời, đẹp đạo

Với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, không ngại gian khó, nhiều thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa bàn TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình.

Họ trở thành những tấm gương tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thương binh hạng 4/4 Nguyễn Văn Cử là một điển hình như thế.

Lập nghiệp ở vùng đất khó…

Năm 1975, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Nguyễn Văn Cử, giáo dân thuộc giáo họ Trại Cày, thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh) lên đường nhập ngũ làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, rồi chiến đấu tại chiến trường biên giới phía Bắc.

Hoàn thành nhiệm vụ, sau 7 năm chiến đấu, hành trang ngày xuất ngũ của người thương binh 4/4 Nguyễn Văn Cử là những vết thương luôn tái phát lúc trái gió trở trời.

Trở về đời thường, ông cùng gia đình bắt tay vào việc cấy cày trên mảnh ruộng quê hương. Thế nhưng với điều kiện sức khỏe hạn chế, việc làm ruộng không đủ để ông nuôi 8 người con học hành. Ông đã xoay rất nhiều nghề nhưng không mang lại hiệu quả, đời sống gia đình ông khó khăn, thiếu thốn trăm bề.

Với suy nghĩ cần thay đổi cách làm kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 1990, ông quyết định đưa vợ con lên vùng Trại Cày (thôn Hoa Sơn, Kỳ Hoa,TX Kỳ Anh) khai hoang lập nghiệp với bao gian khó tưởng chừng làm gia đình ông gục ngã. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh người lính lại càng giục giã thôi thúc, ngày lại ngày, ông cùng vợ con vẫn kiên trì, nhẫn nại vác cuốc băng đồi khai phá vùng đất khô cằn, sỏi đá để gây dựng trang trại tổng hợp.

Ông Nguyễn Văn Cử bên những gốc cây trĩu quả của gia đình

Ông Nguyễn Văn Cử chia sẻ “Là thương binh, tôi luôn tự nhủ phải làm sao vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, làm gương cho con, cho cháu, cho đồng đội cùng học tập kinh nghiệm để xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương”.

Tận dụng diện tích bãi chăn thả rộng và nguồn nước phong phú, ban đầu gia đình ông chỉ tập trung đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả nuôi cá và vịt thương phẩm. Những năm đầu, do chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi, bệnh dịch thường xuyên xảy ra nên gia đình ông đã thua lỗ. Nhưng với ý chí kiên cường, không chấp nhận thất bại của người lính, ông đã kiên trì học hỏi kỹ thuật chăn nuôi từ trong sách báo và các mô hình trang trại hiệu quả, cộng với thực tiễn vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm nên các năm tiếp theo trang trại chăn nuôi của ông từng bước đem lại thu nhập.

Sau một thời gian tìm hiểu nhiều mô hình cải tạo đất, ông Cử quyết định trồng rừng tràm, vì nhận thấy cây tràm phù hợp với đất đồi, không tốn công chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, những loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cũng được gia đình ông đưa vào trồng.

Chứng kiến những ngày gian nan, cơ cực, ông cùng vợ con mắc võng, dựng lều giữa đồi hoang làm trang trại tổng hợp, không ít người dân ở xóm đạo Hoa Sơn cảm thấy ái ngại. Thế nhưng sau hơn 20 năm, vùng đồi trọc ngày ấy gia đình ông gây dựng giờ đây đã được phủ kín bởi màu xanh bạt ngàn của cây trái.

Hiện nay, trang trại tổng hợp của gia đình ông có gần 20 con trâu, hàng trăm con gà, vịt, 05 ha ao nuôi cá, gần 200 gốc cây ổi, cam, táo, bưởi và 5ha rừng tràm. Theo tính toán, sau khi trừ chi phí đầu tư mỗi năm gia đình ông Cử thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Nhờ tích cực trong lao động sản xuất cùng với đức tính kiên trì, chịu khó, tiếp thu cái mới để áp dụng trong sản xuất, mô hình trang trại tổng hợp của Thương binh Nguyễn Văn Cử đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ một hộ nghèo, ông xây được nhà ở kiên cố, mua sắm công cụ hỗ trợ phục vụ sản xuất và có điều kiện chăm lo cho các con học hành chu đáo, thành đạt trong cuộc sống.

Gương mẫu, trách nhiệm, sống tốt đời đẹp đạo…

Trang trại tổng hợp của gia đình ông có gần 20 con trâu, hàng trăm con gà, vịt, 05 ha ao nuôi cá, gần 200 gốc cây ổi, cam, táo, bưởi và 5ha rừng tràm. Theo tính toán, sau khi trừ chi phí đầu tư mỗi năm gia đình ông Cử thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Khắc ghi lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”, với tinh thần tiên phong gương mẫu, bên cạnh làm kinh tế giỏi, thương binh Nguyễn Văn Cử còn là hạt nhân tích cực tham gia công tác xã hội, một cán bộ cơ sở gương mẫu.

Ngay sau khi xuất ngũ, về địa phương, ông tích cực tham gia công tác ở địa phương, là cán bộ rồi thôn trưởng, bí thư chi bộ thôn Hoa Sơn, từ năm 1991 là Ủy viên BCH Hội và hiện nay là Chủ tịch Hội CCB xã Kỳ Hoa. Từ năm 2001 đến nay là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, từng 2 lần được vinh dự là đại biểu dự Đại hội Hội CCB tỉnh khóa 3, khóa 6. Dù ở cương vị nào ông cũng luôn tận tụy với công việc, gần gũi, chia sẻ kinh nghiệm, động viên giúp đỡ bà con giáo dân giáo họ Trại Cày và hội viên CCB vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Là người tiên phong trong thực hiện chuyển đổi cây trồng tại thôn Hoa Sơn, với mong muốn bà con nhân dân địa phương có đời sống ngày một ổn định, ông đã vận động bà con cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó mà những năm gần đây, thôn Hoa Sơn xuất hiện ngày càng nhiều khu vườn quy mô, trồng các loại cây, nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao. Với hơn 100 hộ dân trong đó có 35 hộ giáo dân nhưng đến nay đời sống vật chất, tinh thần của bà con nơi đây đã ngày càng cải thiện và nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội luôn được đảm bảo, thôn Hoa Sơn nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, khen thưởng.

Mặc dù dành nhiều thời gian phát triển kinh tế nhưng ông không quên chăm lo nuôi dạy và đầu tư cho các con ăn học. Thấu hiểu được sự vất vả, ý chí và tấm lòng của cha mẹ, các con của ông đều chăm ngoan học giỏi. 8 người con trong gia đình ông đều tốt nghiệp trường trung cấp, cao đẳng, đại học chính quy và đã ra trường, có công việc ổn định. Không chỉ thế, ông luôn gương mẫu đi đầu tham gia các phong trào do giáo họ phát động, tích cực vận động, hướng dẫn bà con giáo dân sinh hoạt tôn giáo đúng quy định của pháp luật, tăng cường khối đoàn kết lương - giáo, sống tốt đời đẹp đạo.

Những phong trào thi đua như "Người Công giáo thi đua kính Chúa yêu nước", "Xây dựng xứ họ đạo tiên tiến", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"… luôn được ông gương mẫu đi đầu thực hiện để những giáo dân khác hưởng ứng làm theo. Anh Cử tâm sự thêm: “làm kinh tế giỏi, nhiệt tình trong công tác xã hội, nuôi con cái thành đạt là một cách để ông tuyên truyền, vận động bà con giáo dân giáo họ thực hiện lời dạy của Chúa: Kính Chúa yêu người, đoàn kết, bác ái”.

Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được cấp trên tin tưởng, nhân dân quý mến, nhiều năm liền thương binh Nguyễn Văn Cử được tặng Giấy khen của cấp ủy, chính quyền các cấp, đúng như lời nhận xét chân tình của ông Doãn Văn Phú - PBT Đảng ủy xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh “Thương binh Nguyễn Văn Cử là một cán bộ gương mẫu, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; dám nghĩ, dám làm và cần cù chịu khó trong phát triển kinh tế gia đình, là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương”. Gia đình ông cũng là một trong những tấm gương tiêu biểu trong đồng bào Công giáo trên địa bàn TX Kỳ Anh. Góp phần làm rõ hơn, tươi đẹp hơn tinh thần đồng hành cùng dân tộc, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.

Minh Hằng – Hà Vũ

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !