Chuyện về 2 nhà thơ "đối đầu" nhau trong cuộc chiến Ukraine

Câu chuyện về 2 nhà thơ, một quyết không trở về nhà ở khu vực do chính phủ kiểm soát và một quyết hạ bút cầm súng chống ly khai đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc ở Ukraine.
Theo ông Tim Judah, một nhà báo và nhà phân tích chính trị của tờ The Economist, nhiều người Ukraine đã rất giận dữ với bài báo “Ukraine: Chia rẽ và cay đắng” gần đây của ông. Họ cho rằng, người Ukraine hiện không hề chia rẽ, thậm chí họ chưa bao giờ thấy Ukraine đoàn kết như hiện tại. Tuy vậy, thật khó phủ nhận rằng, mặc dù phương Tây cáo buộc Nga đang can thiệp vào miền Đông Ukraine nhưng đây vẫn là một cuộc nội chiến.

Câu chuyện về hai nhà thơ Olena và Anna, hai con người thuộc hai thế hệ đã cho thấy được thực trạng chia rẽ ở Ukraine.

Chuyện về 2 nhà thơ

Khung cảnh tan hoang ở Luhansk.

Trước khi Ukraine có biến động, Olena Maksymenko, 29 tuổi, tới từ Kiev, thường làm thơ và có sở thích đi du lịch khắp nơi. Cô nói: "Tôi đã đi rất nhiều, tới Caucasus, Georgia, Mông Cổ, Baikal. Tôi cũng quan tâm đến lịch sử cổ đại, khảo cổ học và thần thoại".

Nhưng mọi thứ đối với Olena đã thay đổi khi cách mạng Maidan nổ ra hồi tháng 11/2013. Giống như nhiều người Ukraine thuộc tầng lớp trung lưu và trí thức, tất cả những gì cô muốn là Ukraine trở thành một quốc gia châu Âu bình thường. Kể từ năm 1991, Kiev vẫn được cho là một vùng “tranh tối tranh sáng” giữa Nga và châu Âu. Do vậy, khi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận với liên minh châu Âu (EU), Olena đã tham gia biểu tình. Kể từ đó, các bài thơ của cô mang đầy màu sắc chính trị và cô đã từng đọc chúng trước nhiều người biểu tình trên quảng trường Maidan ở Kiev.

Sau đó, vào tháng 3/2014, ngay sau khi ông Yanukovych bị lật đổ và Crimea có nguy cơ tách khỏi Kiev, cô đã đi đến bán đảo này chỉ một tuần trước khi nơi đây tiến hành trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga. Cô cho biết đã bị bắt bởi những người đàn ông có vũ trang khi đang ở sát Crimea và được thả 3 ngày sau đó.

Chuyện về 2 nhà thơ

Olena Maksymenko

Khi từ Crimea trở về, cô quyết tâm từ bỏ đam mê cầm bút để cầm súng. Cô tham gia huấn luyện chiến đấu nhưng không được chiến đấu do không đủ tiêu chuẩn. Olena đã rất giận dữ về điều đó. Quyết không bỏ cuộc, cô đã tới Pervomais'ke, một thị trấn nhỏ do chính phủ kiểm soát ở Donetsk, rất gần với điểm nóng sân bay Donetsk và tham gia một nhóm tình nguyện viên y tế ở đây. Nhóm này đã dùng một khách sạn cũ để lập ra một trung tâm sơ cứu cho các binh sĩ Ukraine bị thương khi chiến đấu với ly khai.

Olena chán chường cho biết, khi còn nhỏ, cô đã muốn trở thành một nhà báo chuyên đi đưa tin về chiến tranh hay xung đột ở các quốc gia khác. Nhưng thật không may, cuộc chiến mà cô đang chứng kiến lại ở ngay tại đất nước mình.

Trong khi đó, vài ngày sau, tại Pervomais'ke, ông Tim Judah đã gặp và nói chuyện với Anna Iureva, cũng là một nhà thơ. Bà 87 tuổi. Ngôi nhà bị bỏ không của bà chỉ cách trung tâm sơ cứu mà Olena đang làm việc khoảng vài phút đi bộ.

Bà Anna có dáng người nhỏ và hoạt bát. Bà cho biết, bà biết làm thơ từ khi còn nhỏ, nhưng vì là con út trong một gia đình có tới 11 người con nên bà không được đi học nhiều. Tám tháng trở lại đây bà và gia đình phải sống trong một hầm trú bom tối tăm. Kể từ khi lệnh ngừng bắn Minsk 2 được kí kết, hầu hết mọi người sống ở đây đều trở về nhà nhưng một số người vẫn ở lại.

Chuyện về 2 nhà thơ

Bà Anna Iureva.

Anna cho biết, bà muốn về nhà nhưng các cuộc giao tranh ở đó vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, bà cũng không thích khi Pervomais'ke vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Ông Tim Judah dẫn lời bà Anna: "Họ đã khiến chúng tôi thiệt hại rất nhiều. Họ đã giết bao nhiêu người? Bao nhiêu ngôi nhà đã bị phá hủy?”.

Nơi gia đình bà và nhiều người khác đang ở là một căn phòng chứa những chiếc giường nhỏ. Căn phòng chật chội và nóng bức. Cháu gái hơn 3 tuổi của bà cũng đang phải sống ở đây. Họ phải dùng một chiếc đèn dầu bấc để chiếu sáng khi mất điện vì họ không còn nến.

Anna cho biết, nếu gia đình bà vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ thì trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác bà sẽ xem xét khả năng xây dựng một cuộc sống mới tại Nga.

Theo ông Tim Judah, trước khi cuộc chiến xảy ra, không hề có sự phân biệt giữa người Nga và người nói tiếng Nga. Người Nga và người Ukraine chung sống rất hòa bình. Tuy nhiên, mọi chuyện đã khác khi xung đột bắt đầu.

Dòng người sơ tán khỏi khu vực xung đột chia thành hai hướng. Trong khi nhiều người có xu hướng ủng hộ châu Âu di chuyển về lãnh thổ do chính phủ Kiev kiểm soát thì nhiều người khác, đặc biệt là những người có gia đình và họ hàng ở Nga, lại chọn cách đi về phía Nga. Rất nhiều người trong số đó vẫn luôn tự hào là người gốc Nga và xem Nga là đất mẹ. Còn lại, hầu hết là người già, không muốn hoặc không thể đi, đang rất tức giận với chính phủ vì đã khiến họ rất khó khăn trong việc lấy số tiền lương hưu ít ỏi.

Tim Judah nhận định, dù muốn hay không, cuộc khủng hoảng đang thay đổi cách nghĩ của những con người tại miền Đông Ukraine. Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng đã trở thành những thực thể chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn.

Anna và Olene, một quyết sống trong một căn hầm trú bom, chứ không trở về nhà khi chính phủ đang kiểm soát và một quyết hạ bút để cầm súng chống ly khai có thể không đại diện được cho phần còn lại của Ukraine. Tuy nhiên, với việc cấu trúc xã hội ở các lãnh thổ ly khai kiểm soát đang bị thay đổi thì không chỉ những người ủng hộ Ukraine mới nghĩ rằng họ đang chiến đấu giành độc lập.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí New York Review of Books của Mỹ, chuyên có bài về văn hóa, văn học, kinh tế, khoa học, các mối quan hệ chính trị. Ấn phẩm đầu tiên của tạp chí này ra đời từ năm 1963.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !