"Chuyện" Ukraine bao trùm Hội nghị thượng đỉnh G20?

Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane (Australia) tập trung vào các vấn đề như: thúc đẩy tăng trưởng thế giới, tiến trình chống cháy hệ thống tài chính toàn cầu và các biện pháp khắc phục lỗ hổng thuế.

Theo tin từ Reuters, hội nghị thượng đỉnh G20 tại Astralia sẽ bắt đầu diễn ra từ thứ Bảy (15/11) và được coi là một cuộc đối đầu gay gắt giữa các nhà lãnh đạo phương Tây và Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau một báo cáo mới nhất cho thấy Nga đã tăng cường viện binh tại khu vực phía đông Ukraine.

Tăng cường lực lượng cảnh sát trên đại lộ ở Brisbane nơi Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra

Ukraine cáo buộc Nga hôm thứ Năm đã tiếp viện binh lính và vũ khí cho quân ly khai ở miền đông Ukraine thiết lập một cuộc tấn công mới. Cuộc xung đột kéo dài đến nay đã khiến 4.000 người thiệt mạng.

Mỹ cảnh báo phương Tây có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga do tiến trình "leo thang quân sự" của cuộc khủng hoảng.

Các nhà lãnh đạo hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane tập trung vào các vấn đề như: thúc đẩy tăng trưởng thế giới, tiến trình chống cháy hệ thống tài chính toàn cầu và các biện pháp khắc phục lỗ hổng thuế, vốn là miếng mồi béo bở cho các tập đoàn quốc gia.

Nhưng tại hội nghị APEC diễn ra tại Bắc Kinh tuần trước, chương trình nghị sự kinh tế đã đạt được đồng thuận cao; bên cạnh đó, một thỏa thuận biến đổi khí hậu mang tính đột phá được kí kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo bước đệm giải quyết những vấn đề nghiêm trọng khác. Do vậy, tại hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, vấn đề an ninh trở thành tiêu điểm của chương trình nghị sự.

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết, mặc dù ông Obama đã có những cuộc hội đàm ngắn với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở châu Á tuần qua, nhưng Ukraine không phải là vấn đề trọng tâm hàng đầu.

Ở Brisbane, ông Obama sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến Ukraine với những nhân vật chủ chốt của khối G20, bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron.

Ông Rhodes thông tin với báo chí: “Họ đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề tồn tại giữa Nga và chính phủ Ukraina. Do vậy, đây là cơ hội để ông Obama bày tỏ quan điểm với họ.”

Bạo lực leo thang, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và báo cáo cho thấy các đoàn vận tải vũ trang di chuyển tự do từ biên giới Nga đã làm dấy lên lo ngại về việc thỏa thuận ngừng bắn được kí kết ngày 05 tháng 9 vốn đã mong manh, nay lại có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.

Nga phủ nhận việc tăng cường viện binh và xe tăng vào Ukraine.

Đã có một số kiến nghị phản đối trước việc ông Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh do những động thái của Nga ở Ukraine và việc Nga hậu thuẫn cho phiếu quân thân Nga tại Ukraine bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Nhưng tỷ lệ đồng thuận áp đảo đã bác bỏ kiến nghị trên.

Tuần này, Australia cho biết quốc gia này đang giám sát việc Nga triển khai các tàu chiến vào vùng biển của mình.

"Chúng tôi đã được chứng kiến những động thái cương quyết của Nga hiện nay ở Ukranie. Do vậy, vậy Nga triển khai tàu chiến tại khu vực vùng biến Astralia không gây bất ngờ cho chúng tôi ," Thủ tướng Australia Tony Abbott nói.

Varyag, tuần dương hạm của Nga, một trong 4 con tàu "phô diễn sức mạnh Nga", tiến về phía bờ biển Queensland, Australia

Bên cạnh vấn đề Ukraine, các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang đe dọa làm lu mờ các chương trình nghị sự kinh tế.

Trong một cuộc họp với Quốc hội Úc thứ Sáu vừa qua (7/11), Thủ tướng Anh David Cameron cho biết Anh sẽ ra một đạo luật mới nghiêm cấm công dân Anh gia nhập đội quân chiến binh ở nước ngoài trở về quê hương. Đạo luật mới ra đời nhằm đối phó với chiến binh thánh chiến chiến đấu trong các cuộc xung đột như Iraq và Syria.

Ở cương vị chủ tịch luân phiên hội nghị thượng định năm nay, Australia sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự bất chấp căng thẳng an ninh ngày càng gia tăng.

Người đứng đầu tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết Canberra đang thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng toàn cầu thêm 2% vào năm 2018, qua đó tạo ra hàng triệu việc làm. Khi mục tiêu này khởi động, các nước nhất trí thực hiện 1.000 sáng kiến chính sách để tăng trưởng toàn cầu tăng khoảng 2,1%.

Thỏa thuận đánh thuế các công ty toàn cầu như Google Inc (GOOG.O), Apple Inc (AAPL.O) và Amazon.com Inc (AMZN.O) đã trở thành một chủ đề chính trị nóng hổi. Các phương tiện truyền thông và Quốc hội “tò mò” về số lượng các công ty điều chỉnh giảm thuế trên hóa đơn.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã công bố một loạt các biện pháp nhằm ngăn ngăn việc các công ty sử dụng những biện pháp thông dụng khác nhau để giảm thiểu thuế phải đóng, tăng tối đa lợi nhuận đạt được.

Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey cho biết Australia và Mỹ đã ký thỏa thuận hợp tác để khởi động chiến dịch chống trốn thuế mạnh tay.

"Tôi tin rằng chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận của Mỹ", ông cho biết trên đài phát thanh ABC. "Ban đầu, họ tỏ ra thận trọng nhưng rõ ràng là bản thân Mỹ cũng mất một khoản thu không nhỏ từ các công ty đa quốc lớn."

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

Phương Lâm (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !