Chuyện tình như mơ của người đàn ông khuyết tật 2 chân

“Vợ hiền, con gái lớn lập gia đình, cô hai, cô ba cũng đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ở Thủ đô. Niềm vui này chẳng có gì sánh bằng”, người đàn ông khuyết tật 2 chân tâm sự.

Tới thăm gia đình ông Nguyễn Bá Tân (SN 1958, trú xóm 5, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) vào một buổi trưa nắng nhẹ giữa tuần. Thấy khách tới nhà, ông niềm nở tiếp đón, vui vẻ khoe “chiến tích” chiếc chổi đót vừa hoàn thành trong sáng nay.

Vươn lên làm chủ cuộc sống

Bại liệt đôi chân sau một trận sốt kéo dài từ khi mới một tuổi, cậu bé Tân không thể đứng lên bằng đôi chân, việc di chuyển phải nhờ đôi bàn tay và đầu gối.

“Ngày đó, bố mẹ đưa tôi đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ từ tỉnh đến Thủ đô chữa trị. Nhưng rồi họ cũng phải ngậm ngùi gạt nước mắt, đưa con về quê, chấp nhận số phận”, ông Tân chia sẻ

Thương con suốt ngày quẩn quanh trong nhà, năm 8 tuổi, bố mẹ xin cho ông đến trường. Từ khi đi học, dù nắng hay mưa, ông đều được cha bế lên xe đạp chở đến lớp, cách nhà khoảng 1km. Hết lớp 7, vì trường quá xa nhà, cha già yếu nên đành chấp nhận nghỉ học.

Người đàn ông khiếm khuyết 2 chân, giàu nghị lực Nguyễn Bá Tân. Ảnh: Trần Tuyên

 
Chia sẻ về ước mơ, hạnh phúc của một con người, ông Tân thổ lộ: “Với tôi và nhiều người bị khuyết tật khác thì ước mơ, khát khao lớn nhất chỉ là có một cơ thể hoàn chỉnh như mọi người bình thường, có thể tự lo cho bản thân, để được tự tin, thoải mái làm những gì mình thích”.

Tuy nhiên, ông hiểu rằng cuộc sống này sinh ra không phải ai cũng may mắn như nhau, có người sinh ra lành lặn, có người sinh ra đã bị dị tật, khuyết tật. Có người sinh ra lành lặn nhưng do các tai nạn, thương tích đã làm cho họ bị khuyết tật…

Nhìn cha mẹ ngày càng già đi, ông Tân tự nhủ mình phải cố gắng, vượt lên số phận, phải sống lạc quan cho cha mẹ yên tâm.

 

Bại liệt từ lúc 1 tuổi, việc di chuyển phải nhờ đôi bàn tay và đầu gối. Ảnh: Trần Tuyên


“Tôi xin gia đình đi học nghề may, thế nhưng ngày đó, cơm ăn ba bữa phải lo từng ngày lấy đâu ra tiền theo học. Đánh liều bò đến các nhà may gần nhà học lỏm, rất may tôi được mọi người tận tình giúp đỡ”, ông Tân trải lòng.

Cha mẹ vay mượn đủ đường để ông Tân có được một chiếc máy may. Tiếng lành đồn xa, tiệm may của ông nhanh chóng đông khách, ông tự nuôi sống bản thân.

Chuyện tình đẹp như mơ

Năm 1991 (33 tuổi - PV), ông Nguyễn Bá Tân kết duyên cùng bà Lương Thị Từ, người bạn đồng niên, ở cùng xóm. Cảm thương hoàn cảnh của ông Tân, bà Từ nhận lời làm vợ, cho dù bị gia đình, người thân và bạn bè phản đối.

Hướng ánh mắt về phía chồng mình, bà Từ xúc động nói: “Tôi cảm phục ông ấy vì nghị lực sống, luôn luôn vươn lên, không ngại gian khó nên tôi đồng ý lấy ông. Cũng chính vì thế mà vợ chồng tôi càng yêu thương nhau hơn”.

 

Tranh thủ xay bột, kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Trần Tuyên


Tình yêu đơn hoa kết trái, ông bà sinh được 3 người con gái, tất cả đều đã tốt nghiệp đại học và công việc ổn định, con gái đầu nay đã lập gia đình. 

“Đầu những năm 2000, các mặt hàng công nghiệp tràn ngập thị trường, nghề may vá và đan lát không thể giúp gia đình cầm cự, tôi bàn vợ mua máy xay bột, phục vụ bà con trong vùng”, ông nhớ lại.

 Bà Từ luôn chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước khi chồng mình ra khỏi nhà. Ảnh: Trần Tuyên


 

Ảnh: Trần Tuyên


Khi nghề xay bột vắng khách, vợ chồng ông Tân quyết định chuyển sang đầu tư phát triển chăn nuôi gà. Ngày ngày, ông giúp vợ thái rau làm thức ăn cho gà. Di chuyển khó khăn nhưng ông vẫn gắng sức làm việc chăm sóc đàn gà, đảm bảo nguồn thu nhập cho gia đình.

Ông Tân luôn tin rằng cuộc sống không chỉ có duy nhất một cánh cửa. "Khi cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, quan trọng là mình có muốn và có dám bước qua hay không", ông nói.

Trần Văn Tuyên

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

6 người con bất ngờ 'làm đám cưới' cho bố mẹ, bù đắp thanh xuân gian khó

Lễ kỷ niệm 37 năm ngày cưới của ông Trần Văn Mai và bà Mai Thị Mười là món quà bất ngờ của 6 người con dành cho ông bà nhân chuyến du lịch của đại gia đình vào dịp Tết vừa qua.

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.