Chuyện ở nơi có nhiều tài sản không ai nhận thừa kế

NHẬT BẢN - Các nhân viên một công ty vệ sinh cẩn thận phân loại đồ vật còn lại của chủ nhà đã qua đời, cất gọn vào các hộp các tông. Rất nhiều tài sản có giá trị, nhưng không ai nhận quyền thừa kế.

Nhìn quanh căn hộ ở phường Edogawa, phía đông Tokyo, người ta thấy những dấu tích về cuộc sống của chủ nhân đã khuất ở khắp mọi nơi. Nào là những bức ảnh gia đình ố vàng, chiếc máy sấy tóc màu đen bám đầy bụi, những tờ tiền và cả tạp chí, sách.

Tờ 100 Yên Nhật cũ trong căn hộ của bà lão vừa qua đời ở phía đông Tokyo.

Đeo găng tay, các nhân viên của công ty vệ sinh Bxia đang sàng lọc các tài sản và đóng gói vào các hộp các tông. 
Họ để riêng "tiền mặt, vật có giá trị, tài liệu quan trọng, thắt lưng kimono, phụ kiện kimono và đồ sơn mài". Mọi thứ khác sẽ được chất lên xe tải chuyển đi xử lý, đưa đến các trung tâm tái chế hoặc bán lại, theo Japantimes.

Người đã khuất có tài sản cũng không ai đến nhận thừa kế

Miwa Yuzawa, Giám đốc công ty Bxia có trụ sở tại Tokyo, cho biết: "Chúng tôi đang rất bận rộn với những yêu cầu tương tự. Có rất nhiều người già sống một mình rồi qua đời trong cô đơn. Tài sản của họ để lại cũng không ai đụng đến".

Ở một quốc gia già hóa dân số nhanh chóng, việc phân loại, dọn dẹp tài sản của người chết là một công việc cần thiết. Song vấn đề này cũng đang trở thành "cơn ác mộng" khi mà chẳng có ai đến để nhận tài sản thừa kế.

Yuzawa cho biết nhiều người qua đời mà không có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về cách xử lý tài sản, buộc chính quyền địa phương phải vất vả tìm kiếm người thân. Tình trạng không có ai đến nhận ngày càng tăng.

Xử lý tài sản thừa kế

Theo điều tra dân số quốc gia từ năm 2020, có 21,1 triệu hộ gia đình một thành viên ở Nhật Bản, tăng 14,8% so với điều tra dân số gần đây nhất vào năm 2015. Trong số đó, khoảng 6,72 triệu hộ gia đình là người già trên 65 tuổi.

Trong năm tài chính 2021, kho bạc nhà nước nhận được con số kỷ lục 64,7 tỷ Yên từ tài sản của những người đã chết không có người thừa kế, tăng 7,8% so với năm trước và gần gấp đôi so với 10 năm trước. 

Cô Yuko Takeuchi, luật sư chuyên về các vấn đề thừa kế, cho biết: “Về mặt pháp lý, khi một người qua đời và không để lại di chúc, những người họ hàng xa như cháu gái và cháu trai đều có thể được coi là người thừa kế. Nhưng khi người đã khuất không để lại di chúc và không có người thừa kế, tòa án gia đình có thể chỉ định một ‘người quản lý thừa kế’ để xử lý tài sản nếu một bên quan tâm đưa ra yêu cầu”.

Sau đó, người này sẽ giải quyết mọi khoản thuế, hóa đơn tiện ích mà người quá cố chưa thanh toán, đảm bảo rằng không có người thừa kế trước khi chuyển tài sản còn lại cho chính phủ.

Căn nhà bỏ hoang ở Tokyo.

Giá trị tình cảm

Cách Đại học Komazawa vài phút đi bộ ở khu dân cư Setagaya, Tokyo là một nhóm khoảng 10 ngôi nhà bị bỏ hoang. Nhiều ngôi nhà bị dây thường xuân bao phủ, lớp sơn tường nứt nẻ và bong tróc.

"Nhiều trường hợp, chủ sở hữu đã chết nhưng gia đình và người thân của họ không biết rằng họ được thừa kế tài sản. Việc điều tra ai là người thừa kế hợp pháp là một quá trình khó khăn", Taeko Chiba, một quan chức phường Setagay cho biết. 

Trong trường hợp khác, họ cũng không rõ tại sao chủ sở hữu của những căn nhà này không bán tài sản. Chúng nằm trên bất động sản đắc địa, việc phá bỏ nhà cửa khá tốn kém.

"Chúng tôi đang liên hệ với chủ sở hữu và yêu cầu họ giải quyết tình hình. Cho đến nay, chủ sở hữu đã đồng ý cắt bỏ một số bụi cây", Taeko nói.

Ngoài ra còn có một yếu tố tâm lý, giá trị tình cảm đằng sau lý do mọi người không quá quan tâm đến việc bán, cho thuê hoặc phá dỡ tài sản bỏ hoang.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy nhiều người sở hữu ngôi nhà bỏ hoang có ý định giữ chúng như vậy. Một số người đã mạnh mẽ phản đối việc phá dỡ những ngôi nhà chứa đầy kỷ niệm của cha mẹ hoặc các thành viên gia đình họ. Đó là lý do tại sao những công ty như Bxia ngày càng bận rộn.

Hoàng Dung

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !