Vương quốc Hồi giáo Oman qua 46 năm đổi mới và phát triển

Ngày 18/11 vừa qua, Vương quốc Oman đã kỷ niệm 46 năm ngày Quốc khánh. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng, một dấu mốc lịch sử trong cuộc sống của mọi người dân Oman.

Vào ngày 18/11 hàng năm, Vương quốc Hồi giáo Oman tổ chức kỷ niệm ngày Phục hưng dưới sự lãnh đạo của Quốc vương Qaboos bin Said. 46 năm trước, Oman đã tiến hành cải cách ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và đã đạt được những thành quả vượt trội trên cả vấn đề đối nội cũng như các mối quan hệ đối ngoại.

Năm 2016 là năm bước ngoặt trong quá trình phát triển của Vương quốc Oman với những thành tựu ổn định đã được đề ra trong kế hoạch Tầm nhìn 2020. Các mục tiêu này bao gồm tạo việc làm cho các công dân trẻ của Oman, tập trung các nỗ lực vào đoàn kết xã hội thông qua giáo dục, đào tạo, sức khỏe, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường sự đa dạng hóa nền kinh tế.

Vương quốc Hồi giáo Oman qua 46 năm đổi mới và phát triển - ảnh 1

Cổng lớn tại thủ đô Muscat, Vương quốc Oman. Nguồn: Đại sứ quán Oman tại Việt Nam cung cấp

Một số thành tựu của Vương quốc Oman

Về chính sách đối ngoại, trong những năm qua, chính sách đối ngoại của Vương quốc Oman đã được hình thành cùng với các nguyên tắc vững chắc dựa trên sự kiên định, cân bằng, rõ ràng và hợp lý trong việc thiết lập quan hệ với các quốc gia trên thế giới cũng như giải quyết các vấn đề trong khu vực và quốc tế. Quốc vương Oman luôn thúc đẩy các nỗ sáng kiến hòa bình trong các cuộc xung đột ở khu vực như tại Yemen, Libya hay Syria, cũng như hợp tác tìm kiếm và giải thoát con tin nước ngoài mất tích tại các vùng chiến sự.

Về phát triển kinh tế, Vương quốc Oman luôn duy trì các dịch vụ công cơ bản. Ngân sách của Oman năm 2016 tập trung vào một số vấn đề, bao gồm tăng cường sự linh hoạt và ổn định của hệ thống tài chính, tái gia hạn các nguồn lực công và tăng cường năng lực của các công ty nhà nước phù hợp với các nguyên tắc mới của chính phủ. Trong báo cáo thường niên của Chỉ số Minh bạch Quốc tế, Vương quốc Oman đứng thứ 6 trong số các quốc gia Ả Rập và đứng thứ 62 trên thế giới. Ngoài ra, Oman cũng đứng thứ hai trong các nước Ả Rập và đứng thứ 26 thế giới theo xếp hạng của Chỉ số An ninh Lương thực toàn cầu năm 2016.

Vương quốc Hồi giáo Oman qua 46 năm đổi mới và phát triển - ảnh 2

Các tòa nhà và phố xá tại thị trấn Al-Wadi Al-Kabir, Muttrah.Nguồn: Đại sứ quán Oman tại Việt Nam cung cấp

Về an toàn thực phẩm, Vương quốc Oman luôn đề cao an toàn thực phẩm thông qua một kế hoạch chiến lược tăng cường đầu ra cho các sản phẩm địa phương, tăng cường kho dự trữ hàng nhập khẩu, khuyến khích sơ chế thực phẩm và nuôi trồng thủy hải sản cũng như đề ra các sáng kiến đầu tư vào nông nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp.

Về giao thông, Vương quốc Oman đang thực hiện các bước để hình thành hệ thống đường nhựa nối tất cả các tỉnh thành nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân trên khắp cả nước cũng như thúc đẩy lĩnh vực du lịch, công nghiệp và thương mại cùng với việc kết nối giữa Oman và các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được dễ dàng hơn.

Về du lịch, năm 2016, Vương quốc Oman bắt đầu thực hiện Chiến lược Du lịch Oman (2016-2020) nhằm cung cấp 500.000 việc làm, tăng lượng đầu tư lên mức khoảng 19 tỷ rial (gần 50 tỷ USD), 12% trong số đó được huy động cho lĩnh vực công. Chiến lược này là nhằm thúc đẩy đóng góp của ngành du lịch vào GDP của Oman, lên mức 10% năm 2040, bên cạnh các lĩnh vực kinh tế khác.

Quan hệ Việt Nam – Oman

Vương quốc Oman và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Hai nước bắt đầu trao đổi đại sứ không thường trú, đến năm 2010 Vương quốc Oman đã đề nghị mở Đại sứ quán tại Hà Nội và đến tháng 9/2012 đã chính thức bổ nhiệm đại sứ thường trú tại Việt Nam.

Kể từ đó đến nay, quan hệ Oman - Việt Nam đang bước những bước tiến vững chắc. Hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có Hiệp định về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu đầu tư, Hiệp định thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Oman - Việt Nam, Hiệp định Trao đổi thương mại, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Vận tải hàng không, cũng như biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực lao động.

Vương quốc Hồi giáo Oman qua 46 năm đổi mới và phát triển - ảnh 3

Vẻ đẹp của thủ đô Muscat về đêm.Nguồn: Đại sứ quán Oman tại Việt Nam cung cấp

Năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 65 triệu USD. Công ty Cổ phần đầu tư Việt Nam-Oman (Liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việt Nam và Quỹ Dự trữ Quốc gia Oman) đã đầu tư 51 triệu USD vào 5 dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng, thủy điện, cơ sở hạ tầng và y tế. Hiện Việt Nam có khoảng 200 lao động đang làm việc tại Oman.

Năm 2013, tại New York, Mỹ, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, thay mặt Bộ Ngoại giao Việt Nam, và Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Vương quốc Oman tại Liên Hiệp Quốc, Luytha Sultan Al-Mughairy, thay mặt Bộ Ngoại giao Vương quốc Oman, đã ký “Bản ghi nhớ về tham vấn song phương giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Vương quốc Oman” nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực ngoại giao.

Theo Bản ghi nhớ vừa ký, Bộ Ngoại giao hai nước, với vai trò là cơ quan đầu mối về công tác ngoại giao, sẽ tổ chức thường xuyên các cuộc tham vấn, họp và trao đổi thường kỳ nhằm rà soát, đánh giá sự phát triển của mối quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghệ, khoa học, giáo dục và trao đổi ‎quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Phan Nhung

Lễ hội Rồng hứa hẹn khuấy đảo Hạ Long dịp lễ 30/4

Từ ngày 27/4 - 1/5, du khách đến với Sun World Ha Long sẽ được thưởng thức những màn tranh tài Lân Sư Rồng mãn nhãn, trải nghiệm show khủng long kỳ thú hay check-in Vườn Rồng trong Lễ hội Rồng.

Trồng 4 cây này giữa nhà, người đàn ông ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm

Trồng 4 cây dừa xiêm giữa căn nhà tuềnh toàng, người đàn ông ở TP.HCM có nơi tránh nóng, chống bão suốt 30 năm qua.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Đang cập nhật dữ liệu !