Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị hư hỏng sau va chạm với mảnh rác nhỏ
Vụ va chạm giữa một mảnh rác không gian siêu nhỏ và Trạm vũ trụ quốc tế ISS khiến cánh tay của máy Canadarm2 hư hại.
Va chạm với mảnh rác nhỏ xíu, Trạm vũ trụ quốc tế ISS bị hư hại |
Canadarm2 do Cơ quan Vũ trụ Canada thiết kế và đã là một phần của ISS hơn 20 năm. Là một cánh tay robot làm từ hợp kim titan với mục đích hỗ trợ dịch chuyển một số vật thể như tàu hàng hoặc bảo dưỡng.
Hiện tại thiết bị vẫn hoạt động bình thường nhưng mảnh rác không gian đã làm thủng hệ thống bảo vệ nhiệt, làm ảnh hưởng đến xà dọc của cánh tay. Rác không gian được ví như quả bom hẹn giờ cần chú ý.
Các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã sớm tìm ra vấn đề về các mảnh vỡ không gian. Nhiều nhóm quan sát theo dõi hơn 23.000 mảnh trong quỹ đạo Trái Đất thấp giúp vệ tinh và Trạm vũ trụ quốc tế ISS tránh va chạm. Tuy nhiên, tất cả những mảnh rác đó đều có kích thước bằng một quả bóng hoặc lớn hơn.
Trên thực tế, bất cứ mảnh rác không gian nào di chuyển với vận tốc quỹ đạo có thể gây ra thiệt hại đáng kể, nhưng vì quá nhỏ nên khó theo dõi.
Các nhà khoa học không xác định được chính xác thời điểm xảy ra vụ va chạm. Lần đầu tiên phát hiện thiệt hại vào ngày 12/5 trong một cuộc kiểm tra định kỳ.
Theo một báo cáo từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, ước tính có khoảng 130 triệu mảnh vỡ vật chất do con người tạo ra nhỏ hơn một milimet đang quay quanh Trái Đất. Ước tính đó không bao gồm bụi không gian tự nhiên.
Tim Florer, người đứng đầu Văn phòng Mảnh vỡ Không gian của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, cho biết: "Để tiếp tục hưởng lợi từ khoa học, công nghệ và dữ liệu mà hoạt động trong không gian mang lại, điều quan trọng là chúng ta phải tuân thủ tốt hơn các hướng dẫn giảm thiểu mảnh vỡ không gian hiện có trong thiết kế và vận hành tàu vũ trụ. Nó không thể được nhấn mạnh đủ - điều này là cần thiết cho việc sử dụng bền vững không gian".
Các hoạt động của người máy trên ISS sử dụng Canadarm2 sẽ tiếp tục theo kế hoạch trong tương lai gần. Nhưng cả hai cơ quan vũ trụ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu để phân tích, hiểu cách sự cố xảy ra và đánh giá rủi ro trong tương lai.
Phi hành gia tiết lộ khu vực trên Trái Đất giống hệt sao Hoả
Thomas Pesquet, phi hành gia Cơ quan vũ trụ châu Âu chia sẻ hình ảnh về khu vực ở châu Phi giống hệt bề mặt trên hành tinh đỏ.
Hoàng Dung (lược dịch)