Thềm băng ở Nam Cực đột ngột sụp đổ báo trước những điều đáng lo ngại sắp xảy ra?
Sự sụp đổ bất ngờ đẩy một tảng băng lớn xuống đại dương ở phía đông Nam Cực dấy lên lo ngại về những điều sắp xảy ra với Trái Đất.
Một thềm băng lớn ở Nam Cực có diện tích tương đương với thành phố New York, Mỹ vừa sụp đổ xuống đại dương.
Thềm băng ở Nam Cực đột ngột sụp đổ báo trước những điều đáng lo ngại sắp xảy ra. |
Các nhà khoa học cho biết thềm băng Conger, có diện tích bề mặt khoảng 1.200 km2, đã sụp đổ. Sự việc này khiến họ ước tính rằng băng tan ở khu vực có lịch sử ổn định này là dấu hiệu báo trước về những điều đáng lo ngại sắp xảy ra.
Những bức ảnh vệ tinh cho thấy thềm băng Conger ở Đông Nam Cực đột ngột sụp đổ trong khoảng thời gian từ ngày 14/3 đến ngày 16/3. Theo chuyên gia ở Đại học Minnesota, thềm băng Glenzer Conger đã ở đó hàng nghìn năm.
Dãy núi Xuyên Cực ngăn cách hai nửa Nam Cực chia thành Đông và Tây Nam Cực. Ở Tây Nam Cực, băng không ổn định, vì vậy thường xuất hiện băng tan và các thềm băng sụp đổ.
Tuy nhiên, Đông Nam Cực là một trong những điểm khô nhất, lạnh giá nhất trên Trái Đất. Do vậy, thềm băng sụp đổ là điều chưa từng có. Đây là vụ sụp đổ thềm băng lớn đầu tiên ở Đông Nam Cực trong lịch sử loài người.
Vụ việc sụp đổ thềm băng xảy ra trong thời kỳ nhiệt độ cao bất thường ở khu vực. Trạm Concordia, một cơ sở nghiên cứu Nam Cực ghi nhận nhiệt độ vào ngày 18/3 là âm 11,8 độ C. Đây là mức nhiệt độ ấm nhất từng xuất hiện trong tháng 3. Nhiệt độ này tăng thêm 40 độ C so với mức trung bình theo mùa.
Thềm băng Conger đã bị thu hẹp từ giữa những năm 2000, nhưng chỉ dần dần cho đến năm 2020. Đến ngày 4/3/2022, ước tính thềm băng dường đã mất hơn một nửa diện tích bề mặt so với các lần đo tháng 1.
Hiện tại, các nhà khoa học chưa nhìn thấy bất kỳ hậu quả trực tiếp nào quá nghiêm trọng từ vụ sụp đổ Thềm băng Conger. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng đây là sự khởi đầu cho một xu hướng đáng lo ngại trong tương lai.
Các thềm băng là phần mở rộng của những tảng băng lớn trên đại dương, đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế băng trong đất liền. Nếu không có thềm băng, băng trong đất liền chảy nhanh hơn vào đại dương, dẫn đến mực nước biển dâng cao.
Matt King, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu về Khoa học Nam Cực, Australia cho biết: "Chúng ta sẽ thấy nhiều thềm băng bị vỡ ra trong tương lai do khí hậu ấm lên. Chúng ta sẽ thấy những tảng băng khổng lồ và điều đó đủ làm dâng cao mực nước biển toàn cầu một cách nghiêm trọng".
Ngất ngây với loạt ảnh đẹp mê hồn chụp bằng điện thoại: Đám mây 'UFO' che phủ núi lửa, cầu vồng trên sa mạc
Những bức ảnh tuyệt vời đã lọt vào danh sách rút gọn cuối cùng tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Di động 2022 với hơn 5.500 tác phẩm dự thi từ 90 quốc gia trên thế giới.
Hoàng Dung (lược dịch)