Những con đường xác chết ở Anh

Những con đường xác chết thường kéo dài vài nghìn km, vào giai đoạn cuối thời Trung Cổ những con đường này mang một nét đặc trưng và rất phổ biển ở miền nông thôn nước Anh.

Ở nước Anh, vào thời Trung Cổ, con đường mòn xác chết đóng vai trò quan trọng cho việc vận chuyển xác chết từ những cộng đồng xa xôi hẻo lánh đến nghĩa trang của thị trấn. Ngày nay, những con đường mòn kỳ lạ này vẫn tồn tại, người ta tin có những con ma và linh hồn lang thang đang cư ngụ đâu đó trên con đường xác chết.

Con đương xác chết quanh khu vực Hồ District

Ngày nay, hình ảnh của các con đường xác chết ở Anh tràn ngập trong văn hóa dân gian và những câu chuyện ma quái, cũng như những nghi lễ được tổ chức thường xuyên tại các cửa sông và ngã tư đường để ngăn chặn các linh hồn người chết trở về.

Có quá nhiều câu chuyện mê tín dị đoan liên qua đến tuyến đường quan tài và xác chết. Để ngăn chặn người chết trở về, các tuyến đường xác chết thường phải băng qua địa hình núi non hiểm trở. Nhiều người tin rằng những linh hồn đi theo một đường thẳng, nên người ta thường thiết kế con đường xác chết lòng vòng. Đi qua những con sông, con suối, đầm lầy, vách đá, chạy thẳng trong núi, còn nếu tại thị trấn thì con đường xác chết phải đi qua những ngôi nhà nằm san sát nhau hay đi qua mê cung, ngã tư…để những linh hồn người chết bị mắc kẹt vào đó mà không thể đi qua được. Người ta phải làm như vậy để ngăn chặn người chết trở về ngôi nhà cũ ám ảnh gây nên nỗi sợ hãi cho người thân.

Mê tín dị đoan cũng thể hiện qua cách người ta khiêng xác. Đôi chân của xác chết phải hướng ra ngoài, không được đặt đối diện với ngôi nhà để ngăn chặn linh hồn nhớ đường mà quay trở về.

Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 1

Một số người còn cho rằng họ đã chứng kiến ​​những ngọn nến hiện bóng hồn ma vất vưởng dọc theo những nhà thờ cũ và cũng như là sự xuất hiện của những ngọn lửa xanh cùng với tiếng thì thầm của một linh hồn nào đó như một điềm báo trước cái chết sắp xảy ra. Một phần vì trí tượng tưởng phong phú, một phần vì người ta liên tưởng đến vỡ kịch nổi tiếng “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare được truyền tai nhau một cách phổ biến vào những năm 1500.

Theo giải thích khoa học thì tiếng thầm thì, tiếng hú có thể là của những con chim cú mèo thường xuất hiện vào ban đêm, và sự xuất hiện của những ngọn lửa màu xanh mà người ta nhìn thấy có thể là những khí tồn tại trong tự nhiên, chẳng hạn như khí mêtan phát ra từ đầm do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, nhưng có điều ngày nay người ta vẫn khăng khăng đổ lỗi cho những linh hồn tinh nghịch chọc phá, cho rằng cảm quan của mình luôn đúng.

Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 2

Vào giai đoạn cuối thời trung cổ, dân số ở Anh bắt đầu tăng lên và đồng thời nở rộ những công trình xây dựng nhà thờ nhỏ mà dần xâm lấn diện tích cũng như uy quyền của những tòa giáo hội và thánh đường lớn. Quyền tự trị của họ đối với những vùng định cư xa trung tâm thị trấn có dấu hiệu suy yếu cả về mặt chính trị và kinh tế. Chính vì điều này đã thúc giục những tòa giáo xứ lớn bắt đầu thiết lập những con đường kết nối vùng xa xôi hẻo lánh với trung tâm giáo xứ để lấy lại quyền uy, đặc biệt là trong vấn đề chôn cất. Điều này đồng nghĩa với việc người ta phải vận chuyển xác chết qua một chặng đường dài, qua những địa hình núi non hiểm trở để đến nghĩa trang chôn cất. Thường thì thân nhân của người chết đó phải giàu có mới đủ tiền thuê xe ngựa vận chuyển quan tài, còn những gia đình nghèo khó thì thường phải khiêng quan tài bằng tay.

Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 3

Trước tiên, quan tài phải được vận chuyển đến một trong những những tòa giáo xứ lớn trong thị trấn làm lễ sau đó mới chuyển đến nghĩa trang để chôn cất. Trên hành trình di chuyển quan tài nhọc nhằn còn phải tránh qua những cánh đồng nông nghiệp, vì người ta nghĩ rằng hình ảnh của cái chết giống như một lời nguyền rủa, sẽ làm cho cây trái và hoa màu tại khu vực nông nghiệp này chết hay không đạt được năng suất như mong muốn. Trong khi đó, cư dân ở những quốc gia châu Âu khác vẫn tin rằng việc chạm vào một xác chết bên trong quan tài sẽ cho phép linh hồn người chết mau chóng siêu thoát và mang lại may mắn cho những người còn sống.

Cuộc hành trình mang thi hài đến tòa giáo xứ trước khi đến nghĩa địa mai máng diễn ra một thời gian dài, mãi cho đến sau này những ngôi nhà thờ nhỏ được cấp quyền chôn cất tại địa phương thì hành trình này mới chấm dứt và những con đường mòn không còn được sử dụng nữa. Một số con đường mòn xác chết bị xóa sổ, một số rơi vào tình trạng lãng quên không người lui tới. Hiện nay chỉ còn lại một số tuyến đường xác chết có thể được xác định là nhờ vào tên như con đường giáo hội Ê-Cốt với hình ảnh cây thánh giá làm điểm móc, hay những cổ đá quan tài được sử dụng để làm nơi an táng của một xác chết và cho phép linh hồn cư ngụ tại khu vực đó. Ngày nay, con đường xác chết còn được gọi với nhiều cái tên khác như: con đường quan tài, con đường mai táng, con đường xác, con đường tang, con đường chôn cất.

Hình ảnh của những con đường xác chết ở Anh quốc:

Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 4
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 5
Con đường xác chết ngang qua Hồ District.
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 6
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 7
Hồ District
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 8
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 9
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 10
Con đường giáo hội Ê - Cốt.
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 11
Con đường xác chết băng qua một con suối tại thị trấn nhỏ Galen Water (Anh) gần trị trấn Darvel của Scotland.

Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 12

Mộ quan tài đá tại thị trấn End thuộc khu vực Hồ District.
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 13
Mê cung trong khu Vườn Anh Quốc thuộc công viên Schönbusch của Đức.
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 14
Cổng vào nghĩa trang - dấu tính của thời Trung Cổ.
Những con đường xác chết ở Anh - ảnh 15
Ngôi nhà thờ bên cạnh nghĩa địa thời Trung Cổ ở Wiltshire

Tuệ Tâm

Lễ hội Rồng hứa hẹn khuấy đảo Hạ Long dịp lễ 30/4

Từ ngày 27/4 - 1/5, du khách đến với Sun World Ha Long sẽ được thưởng thức những màn tranh tài Lân Sư Rồng mãn nhãn, trải nghiệm show khủng long kỳ thú hay check-in Vườn Rồng trong Lễ hội Rồng.

Trồng 4 cây này giữa nhà, người đàn ông ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm

Trồng 4 cây dừa xiêm giữa căn nhà tuềnh toàng, người đàn ông ở TP.HCM có nơi tránh nóng, chống bão suốt 30 năm qua.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Đang cập nhật dữ liệu !