Mê mẩn 26 ngôi nhà rường cổ trăm năm tuổi yên bình bên bờ sông Ô Lâu

Hàng chục ngôi nhà rường cổ có kiến trúc độc đáo hơn trăm năm tuổi ở làng Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vẫn đang được người dân sinh sống, lưu giữ và đón khách đến tham quan, lưu trú... hàng ngày.

Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 2009. Phước Tích là một miền quê yên bình, cổ kính bên bờ sông Ô Lâu với nét đặc trưng là cấu trúc hệ thống 26 nhà rường cổ trên 100 năm tuổi được chạm khắc những họa tiết, hoa văn tinh xảo… và các ngôi nhà được ngăn cách bởi những hàng chè tàu xanh, thẳng tắp, gọn gàng.

Nhà rường cổ ở Phước Tích là một tổ hợp các cấu kiện gồm cột, kèo, xuyên, trến, xà, đòn tay bằng gỗ tốt, được ráp nối với nhau hoàn toàn bằng liên kết mộng tạo nên bộ khung vững chắc. Hiện, một số ngôi nhà vẫn có người sinh sống hàng ngày và đón khách đến tham quan...

Trao đổi với PV, bà Hồ Thị Thanh Hòa – Nhân viên BQL di tích kiến trúc, nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, đây là những ngôi nhà đang được người dân lưu giữ và mới được trùng tu lại hơn 10 ngôi do xuống cấp theo thời gian.

Những ngôi nhà này thường được các quý tộc, những người giàu có ngày xưa xây dựng bằng gỗ với những họa tiết trang trí đẹp mang phong cách kiến trúc truyền thống xứ Huế.

“Hiện nay, 4 ngôi nhà rường cổ có đầy đủ tiện nghi… đạt chuẩn hơn so với các ngôi nhà khác đang được chủ nhà đón khách đến chiêm ngưỡng và tham quan ở lại lưu trú để cảm nhận sự mát mẻ, yên tĩnh… của miền quê bên bờ sông Ô Lâu” - bà Hồ Thị Thanh Hòa thông tin thêm.

Hình ảnh 26 nhà rường cổ được PV ghi nhận tại làng cổ Phước Tích

Ngôi nhà ông Lương Thanh Hoàng có phong cách kiến trúc, nghệ thuật đầu thế kỷ 20 gồm ba gian, thu hồi bít đốc và họa tiết hoa văn trang trí tương đối đơn giản…

Ngôi nhà ông Lê Trọng Phú có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19 hướng Đông, khung gỗ gia chủ mua ở Hải Lăng (Quảng Trị) và 4 mặt lập bằng ngói liệt…

Ngôi nhà bà Lê Trọng Thị Vui mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19, bài trí nội thất theo kiểu tiền Phật hậu Linh, hệ cửa bản khoa ngoại gồm các cánh cửa kiểu thượng song, hạ bản…

Ngôi nhà bà Lương Thanh Thị Trảng được xây dựng năm 1900 gồm ba gian, hướng Tây Bắc (hướng ra sông Ô Lâu) và tường xây gạch trát vữa, lợp ngói liệt…

Ngôi nhà ông Lương Thanh Bạch được xây dựng năm 1890 gồm ba gian, hướng Nam và các trang trí, chạm khắc tập trung ở đầu kèo, dạ đòn tay…

Ngôi nhà bà Lê Thị Hoa có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hướng Tây Bắc gồm ba gian hai chái và 6 hàng cột…

Ngôi nhà bà Lê Thị Phương có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Quay hướng Nam (hướng ra sông Ô Lâu) và bộ khung kết cấu kiểu năm hàng cột (hai hàng cột tiền và ba hàng cột hậu), vảy thêm phần hiên rộng 1,65m…

Ngôi nhà ông Hồ Thanh Yên mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19, được gia chủ mua lại ở tỉnh Quảng Trị gồm hai nếp, bố cục mặt bằng chữ nhị, mỗi dãy ba gian…

Ngôi nhà bà Đoàn Thị Nguyệt được xây dựng năm 1908 trên khuôn viên diện tích 1828 m2.

Ngôi nhà ông Nguyễn Huy Hoàng được xây dựng năm 1906 và vẫn giữ bảo nguyên vẹn những giá trị kiến trúc, nghệ thuật vốn có.

Ngôi nhà ông Hồ Văn Thuyên được xây dựng vào năm 1893 có hệ thống rầm thượng kéo dài cả 3 gian…

Ngôi nhà bà Trương Thị Thú có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nhà quay về hướng Đông, có mặt bằng chữ nhất với kích thước 11,16 x 8,4m kiến trúc ba gian, hai chái…

Ngôi nhà ông Lương Thanh Phong được xây dựng năm 1907, 1908 và quay về hướng Nam. Các đầu kèo được chạm khắc tinh xảo…

Ngôi nhà ông Hồ Văn Tế được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19, nhà quay về hướng Nam và kiến trúc ba gian hai chái kép…

Ngôi nhà bà Hồ Thị Thanh Nga có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19 gồm ba gian được mua từ nơi khác về, nhà quay về hướng Đông Nam. Gian giữa có rầm thượng và chạm trổ tinh xảo nhiều hình tượng long hóa, dải mây… trên đầu kèo hay dưới đòn tay.

Ngôi nhà ông Hồ Văn Chúc

Ngôi nhà ông Trương Công Huấn mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 20 theo kiểu nhà vuông, một gian hai chái. Bộ khung kiến trúc kiểu bảy hàng chân và trang trí tập trung ở thân kèo, tai trến…

Ngôi nhà ông Trương Duy Thanh mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 19. Gian giữa dành cho việc thờ cúng ông bà tổ tiên và thờ phật, cánh cửa bản khoa ngoại kết cấu “Thượng song, hạ bản”.

Ngôi nhà ông Đoàn Văn Tào mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 19, được mua từ huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) về. Bộ khung nhà kết cấu kiểu bảy hàng chân.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Khương nguyên của ông bộ Phiên ở làng Ưu Điềm (xã Phong Hòa) xây dựng năm 1904 và được gia chủ mua lại vào năm 1936.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Đào có phong cách kiến trúc, nghệ thuật giữa thế kỷ 19 của ông trùm Quế ở làng Ưu Điềm và được gia chủ mua lại năm 1931.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Quân được xây dựng năm 1908 và đến năm 1940 mới được gia chủ hoàn thiện lợp mái ngói móc, xây tường gạch thay tường phên tre.

Ngôi nhà bà Lương Thanh Thị Hén được xây dựng năm 1918 theo kiểu nhà vuông một gian, hai chái. Bộ khung kiến trúc kiểu bảy hàng chân và trang trí đơn giản, thiên về bào trơn, đóng bén.

Ngôi nhà bà Lê Ngọc Thị Thí được xây dựng năm 1833 theo kiến trúc ba gian, 2 chái và vẫn đang được bảo lưu nguyên vẹn.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Kiêm được xây dựng năm 1908 theo lối nhà rường truyền thống 1 gian 2 chái lớn (nhà vuông). Vì mái kiểu vì kèo truyền thống ở xứ Huế.

Ngôi nhà ông Hồ Văn Hưng được xây dựng năm 1893 và không được còn như xưa nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc của một ngôi nhà dân gian truyền thống xứ Huế.


Hà Oai

Lễ hội Rồng hứa hẹn khuấy đảo Hạ Long dịp lễ 30/4

Từ ngày 27/4 - 1/5, du khách đến với Sun World Ha Long sẽ được thưởng thức những màn tranh tài Lân Sư Rồng mãn nhãn, trải nghiệm show khủng long kỳ thú hay check-in Vườn Rồng trong Lễ hội Rồng.

Trồng 4 cây này giữa nhà, người đàn ông ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm

Trồng 4 cây dừa xiêm giữa căn nhà tuềnh toàng, người đàn ông ở TP.HCM có nơi tránh nóng, chống bão suốt 30 năm qua.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Đang cập nhật dữ liệu !