Chuyện kể từ tâm dịch sởi: Rụng rời mỗi khi bác sĩ gọi tên

Chị H cứ lang thang ở hành lang phòng cấp cứu BV Nhi TW, nơi đứa con 7 tháng tuổi đang nằm. Chị không dám đi đâu xa. Mỗi lần nghe bác sĩ gọi tên mình, tim chị lại rơi rụng. Vì có thể tình trạng con chị xấu đi...

Nội dung

Khổ vì con lây bệnh sởi ngay trong viện

11 giờ trưa, khi cánh cổng bệnh viện mở ra cho người nhà vào thăm bệnh nhi là hàng dài người lẳng lặng đi về hướng khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi trung ương. Ở đó có hơn 200 bệnh nhi đang chống chọi với bệnh sởi và biến chứng của bệnh, nơi nhiều mầm sống như ngọn đèn trước gió.

Chị Nguyễn Thị H. đến từ Tiên Du, Bắc Ninh đang ngó theo những khe hở của cửa sổ ngoài hành lang vào phòng cấp cứu, nơi có con chị hơn 7 tháng tuổi đang cai máy thở. Nước mắt người mẹ lăn dài trên má khi có người hỏi thăm con mình. 

"Chị ơi, con em đã ở đây từ mồng 4 tết. Cháu cứ cai máy thở được vài hôm thì lại phải cấp cứu. Cháu cấp cứu từ tối hôm qua mà em không biết thế nào. Sốt ruột quá". Người mẹ đứng ngồi không yên. Chị cứ đi đi lại lại ở hành lang rồi lại dừng lại ở cánh cửa sổ có một khe nhỏ giấy dán kính bị bong ra chừng 5 cm2. Chị lấy một tay che ánh sáng, một mắt nhắm lại còn mắt kia dồn hết vào nhìn con.

Chuyện kể từ tâm dịch sởi: Rụng rời mỗi khi bác sĩ gọi tên - ảnh 1

Bố mẹ cùng nhau nhìn con qua khe giấy cánh cửa sổ kín mít mà lòng như lửa đốt. Các bé ở trong đều là bệnh nhân bị sởi biến chứng nặng cấp cứu


Chị H. cứ lang thang như thế ở đây không đi đâu vì khi cần bác sĩ sẽ gọi. Mỗi lần bác sĩ gọi tên chị, chị lại thót tim. Có thể bác sĩ gọi chị đi mua thuốc cho con nhưng cũng có thể gọi chị thông báo tình hình xấu đi.

Hơn một tháng nay, con chị H, điều trị ở khoa truyền nhiễm là hơn một tháng chị H. sống trong tâm trạng lo lắng vô cùng. Mỗi khi có thông tin cháu bé nào đó tử vong, chị và chồng lại ôm nhau khóc rồi cầu mong điều kỳ diệu sẽ đến.

Một phút bình tĩnh hơn, chị nhìn con qua khe cửa rồi thở dài kể câu chuyện của con chị. Bé gái chị H. bị viêm phế quản. Gia đình đưa cháu lên điều trị tự nguyện ở viện Nhi. Khi lên đây, chị đã nghe có dịch sởi nên cẩn thận chọn khu tự nguyện A cho con. Đến khi cháu bé khỏi viêm phế quản là lúc cháu nhiễm sởi. Diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu khi toàn bộ phim chụp phổi trắng xóa. Cháu thở máy cả tuần rồi sau đó cai máy thở dần. 

Kể đến đấy, người mẹ trẻ mắt đỏ hoe. Chị lặng lẽ đi về phía cuối hành lang như né tránh tiếng khóc của bà mẹ gần đó có con vừa vào cấp cứu.

Cách đó không xa, anh Bình đến từ thành phố Bắc Giang vẫn đứng bám vào cột hành lang bệnh viện nhìn đáu đáu vào phòng điều trị phía sau cánh cửa kính bị bịt kín mít. Anh không giấu được sự lo lắng khi con trai 8 tháng tuổi của anh đang nằm thở ô xy ở trong. 

Anh Bình kể, cuối tháng 3 con anh bị tiêu chảy. Nhà có ô tô riêng nên anh đưa con lên viện Nhi khám. Bác sĩ cho biết cháu bị tiêu chảy do Rota. Anh cho con nhập viện điều trị. Khi cháu khỏi tiêu chảy thì mắc ngay sởi trong bệnh viện. Xót con, anh chỉ còn biết tự trách mình để con lây bệnh từ bệnh viện.

Mỗi ngày nghe tin về dịch sởi, anh và gia đình như ngồi trên đống lửa. Một tuần nay, anh không dám ra xa viện Nhi 100 mét. Hết giờ vào thăm anh chỉ ngồi ngoài ghế đá chờ tin con cấp cứu bên trong. 

Những ca tử vong sởi khiến người ngoài bật khóc

Hơn 12 giờ trưa, phòng cấp cứu tại tầng 1 khoa Truyền nhiễm là những bệnh nhân phải thở máy nằm. Bố mẹ, người thân của các em nằm bên trong xếp hàng chờ đến giờ vào ngó mặt con. Nửa tiếng vào thăm con nhưng với họ là khoảnh khắc hiếm hoi vô cùng. Những tiếng khóc nức nở của bà mẹ hay tin con mình xấu đi, những lời gào khóc của người bà đã ngoài 70 tuổi mong được vào thăm cháu.

Chị Hoàng Lệ đến từ Quảng Ninh. Con gái chị đang nằm thở ô xy phía trong. Chị ngậm ngùi: "Lo lắm vì bệnh nhân vào ngày càng đông mà các cháu không qua khỏi cũng nhiều".
Chuyện kể từ tâm dịch sởi: Rụng rời mỗi khi bác sĩ gọi tên - ảnh 2

Trước cửa khu cấp cứu tích cực, có những bà mẹ khóc nấc lên khi hay tin xấu về con mình

Bà Thược từ Thường Tín, Hà Nội lên chăm cháu ngoại. 1 tháng nay cháu bà ở viện nhưng cháu vẫn chưa qua cơn nguy kịch. Ở viện cả tháng, bà chứng kiến nhiều ca tử vong. 

Vừa nói bà vừa khóc: "Hôm qua có một gia đình có con bị tử vong. Họ khổ lắm. Nghe nói năm ngoái đứa con trai 6 tuổi tử vong vì phẫu thuật gì đó. Mới giỗ hôm trước thì hôm sau em mới vài tháng tuổi lại chết vì tai biến của sởi. Căn bệnh này quái ác quá. Tội nghiệp cho bố mẹ đứa trẻ. Đưa con về mà không cất nổi chân lên, mẹ đứa bé không khóc được vì nước mắt đã cạn".

Những câu chuyện của người thân ngồi ngoài hành lang chờ vào thăm cháu khiến người nghe ám ảnh. Có nhiều bệnh nhi tử vong, khi biết không qua khỏi, bố mẹ trẻ như người điên, cứ lôi ảnh con trong điện thoại ra gọi con về với bố mẹ.

Bà Thược kể tiếp: "Sáng nay, có trường hợp cháu bé thương tâm lắm. Mẹ cháu bé tử vong sau khi sinh con được một tháng. Mẹ cháu bé đó bị u ác. Bác sĩ cảnh báo không được mổ nhưng vẫn khát khao có đứa con. Khi sinh con lại mổ nên u ác phá ra. Được ngắm con hơn 1 tháng rồi chết. Cháu bé ở với bà ngoại được vài tháng. Thế mà cuối cùng, cháu mắc sởi, vi rút tấn công vào phổi không cứu chữa được. Sao ông trời lại bất công thế chứ. Bà ngoại nó bế cháu mà cứ gọi tên con rồi khóc".

Mỗi ca tử vong lại khiến người ở lại ám ảnh. Qua khe cửa, bà nhìn thấy cháu mình đang được mẹ chăm sóc bà lại thở phào "cháu nhà tôi vẫn may vì bệnh đang tiến triển tốt lắm".

Cạnh đó, lại một người nhà bệnh nhân từ Hưng Yên lên Bệnh viện Nhi ngồi thần mặt, mắt đỏ hoe. Bà kể: "Cháu tôi hôm qua suýt thì chết, may mà cứu được. Bố mẹ nó cưới nhau 3 năm mới sinh được nó. Nào ngờ bệnh lại ra nông nỗi này".

Đọc thêm:

BIẾN CHỨNG SỞI NGUY HIỂM CỠ NÀO?

Khánh Ngọc

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !