Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc

Năm 2004, tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng có một gia đình 9 người ăn phải nấm độc thì 8 người chết, chỉ còn lại cậu con trai duy nhất 16 tuổi được cứu sống. Đây là câu chuyện đau lòng về ngộ độc nấm.
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 1

Bác sĩ đi vào rừng tìm nấm độc

Hầu như năm nào cũng thế, vào mùa đông xuân, thời tiết có mưa ẩm là nấm dại lại mọc lên rất nhiều. Vì thế số ca ngộ độc nấm tăng lên. Những cây nấm hình thù bắt mắt, trắng nõn nhìn rất ngon, khó cưỡng lại được, khiến nhiều người vẫn hái về ăn.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, vì nấm dại có màu sắc bắt mắt, nhìn ngon nên người dân vẫn hái về ăn. Thậm chí có dược sĩ lên rừng cũng hái nấm dại về ăn và ngộ độc nấm rừng.

Để phân biệt nấm dại có độc và nấm không độc rất khó, chỉ những người làm chuyên môn nghiên cứu về nấm mới biết. Cách tốt nhất là không nên ăn nấm dại.

Hơn 10 năm lên rừng tìm nấm, TS Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tâm sự, người dân bị ngộ độc nấm chủ yếu là người dân tộc, ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên…

Lúc đó, bác sĩ Dũng đã cùng với cố GS Hoàng Công Minh – Học viện Quân Y, lên tận tỉnh Cao Bằng để nghiên cứu về các loại nấm độc và đẩy mạnh truyền thông về ngộ độc nấm.

Từ năm 2004 đến năm 2009 có 81 trường hợp ngộ độc nấm, chết 17 người và phần lớn là cả nhà đều bị. Nhưng nhờ có truyền thông, từ năm 2010 đến 2015, chỉ có 11 vụ ngộ độc nấm và 1 người tử vong. Đây thực sự là nỗ lực của các chuyên gia và địa phương.

TS Dũng kể, khi về điều tra ngược lại các gia đình bị ngộ độc nấm, người dân hầu như không nhớ nấm gì, chỉ vì thấy nấm mọc nhìn ngon quá mà hái về ăn.

Càng ngộ độc chậm càng nguy hiểm

TS Dũng kể, nấm độc nhất là nấm tán trắng. Trong thành phần nấm này có chứa độc tố amatoxin, gây hại gan và chỉ sau một thời gian ngắn sẽ gây liệt gan, hôn mê gan, bệnh nhân dễ rơi vào tử vong do suy đa phủ tạng.

Loại nấm này ngộ độc chậm, trung bình từ 6 đến 12h mới có dấu hiệu đau bụng. Vì ăn đã lâu nên không thể gây nôn. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy và khi tiêu chảy cầm được, độc tố bắt đầu gây hại gan và thận.

Chính điều này nguy hiểm hơn bởi nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy nhưng thấy cầm được tiêu chảy tưởng đã khỏi, không chịu đến viện. Đến khi có dấu hiệu liệt gan vào viện thì đã muộn.

Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 2

Tỷ lệ tử vong ở ngộ độc nấm tán trắng này có thể lên tới 50%. Có những gia đình ngộ độc nấm chết đến một nửa gia đình.

Còn loại nấm độc nữa gây rối loạn tiêu hóa. Loại nấm này độc và gây ngộ độc sau nửa tiếng đến 3 tiếng sau ăn, chủ yếu gây tiêu chảy, buồn nôn. Khi nôn hết độc tố sẽ không nguy hiểm tới tính mạng.

Theo tiến sĩ Dũng, nhiều người sai lầm trong cách nhận diện nấm độc. Ví dụ như gà, kiến, chó… ăn nấm trước, nếu sau 1- 2 giờ không chết hoặc không bị ngộ độc thì kết luận là nấm không độc. Thật ra cách này chỉ đúng với một số loại nấm có tác dụng nhanh.

Một số người thử nấm bằng thìa, đũa, dây chuyền… bạc, nếu bạc đổi màu xám đen là nấm độc. Cách này hoàn toàn sai bởi các loại độc tố của nấm không tác dụng đối với bạc nên không gây đổi màu.

Việc phân biệt nấm độc với nấm lành không phải dễ, kể cả với nhà chuyên môn. Vì thế các bác sĩ khuyến cáo một lần nữa: Không nên ăn nấm mọc dại.

Dưới đây một số loại nấm độc hay có ở Việt Nam:

Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 3
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 4
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 5
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 6
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 7
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 8
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 9
Chuyên gia về chống độc chia sẻ cách nhận diện nấm độc - ảnh 10
P.Thúy

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !