Chuyên gia: Thổ Nhĩ Kỳ không thể “làm mù” hệ thống S-400 của Nga

Những thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông gần đây về việc Thổ Nhĩ Kỳ bố trí hệ thống tác chiến điện tử Koral ở biên giới với Syria nhằm “làm mù” hệ thống S-400 của Nga đang bố trí tại căn cứ quân sự ở Syria.
Chuyên gia: Thổ Nhĩ Kỳ không thể “làm mù” hệ thống S-400 của Nga - ảnh 1

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph của Nga triển khai tại Syria.

Những thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông gần đây về việc Thổ Nhĩ Kỳ bố trí hệ thống tác chiến điện tử Koral ở biên giới với Syria nhằm “làm mù” hệ thống S-400 của Nga đang bố trí tại căn cứ quân sự ở Syria là những thông tin hoàn toàn không có cơ sở và khá “xuẩn ngốc”.

Nhận định trên được Giáo sư khoa học quân sự, Chủ tịch Viện Hàn lâm địa chính trị Nga Kostantin Sivkov đưa ra sau khi các phương tiện truyền thông liên tục đưa ra những thông tin về việc các tổ hợp Koral của Thổ Nhĩ Kỳ mới bố trí ở biên giới nước này với Syria có thể bảo vệ các máy bay nước này khỏi các đòn tấn công của S-400.

Theo các phương tiện truyền thông, tầm hoạt động của Koral đạt gần 100 km và tổ hợp này có thể chế áp các radar của Nga khiến các tên lửa Nga không thể tiêu diệt mục tiêu.

Theo giáo sư Sivkov, mặc dù các hệ thống Koral của Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra nhiễu ở mức độ nào đó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của S-400 ở tầm xa nhưng hoàn toàn không thể “làm mù” S-400.

Các tín hiệu của các trạm radar trong biên chế S-400 có khả năng cao trong việc bảo vệ chống nhiễu. Do đó, để chế áp được hệ thống này, điều cần thiết là phải nắm được hệ thống logic và các thuật toán làm việc của nó.

Ông Sivkov cũng bác bỏ hoàn toàn các thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông về khả năng Koral có thể gây nhiễu thông tin cho S-400.

Trước đó, sau sự vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga ngày 24/11, Nga đã đưa các hệ thống S-400 đến bố trí tại căn cứ quân sự Hmeymim.

Đây được coi là động thái hết sức cứng rắn của Nga trong việc bảo vệ lực lượng quân sự đang thực hiện chiến dịch tiêu diệt IS tại Syria.

Đặc biệt, trong buổi họp báo với sự hiện diện của gần 1.400 phóng viên, nhà báo nước ngoài ngày 17/12, Tổng thống Nga Putin đã tiếp tục khẳng định rằng các hệ thống vũ khí hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vô tác dụng trước S-400 của Nga.

Theo ông Putin, với việc Nga triển khai S-400 tại căn cứ quân sự Hmeymim ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể xâm phạm không phận Syria mà không bị trừng phạt như trước.

“Họ (giới chức Thổ Nhĩ Kỳ) nghĩ rằng, chúng tôi sẽ quay đuôi tháo chạy! Không, Nga không phải là quốc gia như vậy. Chúng tôi đã tăng cường sự hiện diện ở Syria, đã tăng số lượng máy bay chiến đấu được triển khai ở đó.

Chuyên gia: Thổ Nhĩ Kỳ không thể “làm mù” hệ thống S-400 của Nga - ảnh 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi họp báo cuối năm hôm 17/12.

Trước kia Nga không có các hệ thống phòng không ở Syria nhưng giờ đã có S-400. Nếu trước kia, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục xâm phạm không phận Syria thì giờ đây hãy để họ thử làm thế xem sao”- ông Putin thách thức.

Một số thông tin về S-400

Được biết, S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga cũng như trên thế giới. S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km.

Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s.

S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.

Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng (S-400 được trang bị tới 6 tổ hợp tên lửa và mỗi tổ hợp có thể tiêu diệt đến 6 mục tiêu cùng một lúc).

Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.

Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.

Hiện trên lãnh thổ Nga đã có 11 trung đoàn S-400. Các nguồn thông tin mở cho rằng Nga hiện đã được trang bị đến 23 tiểu đoàn S-400 với 184 thiết bị phóng.

Theo chương trình trang bị vũ khí quốc gia, đến năm 2020 Quân đội Nga sẽ được trang bị khoảng 56 tiểu đoàn S-400, tương đương với 28 trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm 2 tiểu đoàn.

Ngoài việc trang bị cho quân đội, Nga cũng sẽ xuất khẩu S-400 ra nước ngoài. Hiện có nhiều thông tin cho thấy Trung Quốc, Belarus và Kazakhstan có thể là những nước đầu tiên sở hữu S-400 của Nga.

Mới đây nhất, Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sở hữu các hệ thống S-400 của Nga. Được biết, hợp đồng mua bán S-400 sẽ là một trong các chủ đề quan trọng trong chuyến thăm Nga từ 23-24/12 sắp tới của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).

Đào Cảnh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !