Chuyên gia Nga: Phương Tây đã "lừa" Liên Xô

Những nghiên cứu gần đây cho thấy sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, lãnh đạo các quốc gia phương Tây đã hứa với Nga là sẽ không mở rộng NATO sang phía Đông nhưng họ đã “nuốt lời” sau khi Liên Xô tan rã.

Tổng thống Nga Putin

Bloomberg cho rằng chính cách hành xử này của phương Tây đã khiến quan hệ giữa Tổngthống Nga Putin với phương Tây được hình thành theo phong cách “coi thường,không tin tưởng” và khuynh hướng này sẽ khó có thể thay đổi trong thời gian tới.

Theo chuyên gia phântích chính trị Leonid Bershidsky phân tích trên Bloomberg, cách hành xử“ngang ngạnh, khó chịu” của Moscow như hiện nay được hình thành bởi “thời khắcđột biến trong lịch sử hiện đại” khi NATO có các động thái mở rộng sang phíaĐông, vi phạm lời hứa trước đó với Moscow.

Cho đến nay, cácchuyên gia phân tích vẫn đang tranh cãi xem phương Tây đã hứa gì với Nga. Cácđại diện của liên minh quân sự này vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm cho rằngtrong toàn bộ lịch sử của mình, toàn bộ các thông tin về việc NATO cam kếtkhông mở rộng sang phía Đông chỉ là các thông tin sai sự thật. Để làm rõ vấn đềnày, các chuyên gia trường Đại học tổng hợp G.Washington đã tập hợp và phântích nhiều các thông tin mới được giải mật trong thời gian gần đây.

Những tài liệu nàycho thấy, các quan chức cấp cao NATO đã đưa ra đảm bảo với Tổng thống Liên XôMikhail Gorbachev rằng NATO sẽ không tiến gần đến biên giới Liên Xô.

Theo LeonidBershidsky, trong năm 1990, Ngoại trưởng Đức Hans-Ditrix Gensher đã nhận đượcsự ủng hộ của Liên Xô về việc thống nhất nước Đức. Ngoại trưởng Đức khi đó hiểurằng sự đảm bảo không mở rộng NATO là điều kiện bắt buộc để tiến hành hợp tácvới Moscow. Điều này đã được Đức thông báo với dư luận xã hội, các quốc giađồng minh của Đức, trong đó có Anh. Mỹ, quốc gia khi đó rất mong muốn giữ Đức trongNATO, cũng đã ủng hộ bước đi này của Đức.

Ngoại trưởng Mỹkhi đó là James Baker đã nói với Ngoại trưởng Liên Xô Eduard Shevardnadze rằng:“Nước Đức trung lập chắc chắn sẽ theo đuổi ước mơ sở hữu vũ khí hạt nhân. Cònmột nước Đức liên kết chặt chẽ với NATO- một tổ chức không thiên về quân sự màchỉ thiên về chính trị, sẽ không có nhu cầu sở hữu vũ khí hạt nhân riêng. Và cólẽ cần có đảm bảo vững chắc rằng NATO sẽ không mở rộng sang phía Đông. Và điềunày cần phải được thực hiện để các láng giềng phía Đông của nước Đức hài lòng”.

Ý tưởng về việcNATO sẽ không mở rộng “thêm bất cứ inch nào” sang phía Đông cũng đã được ôngJames Baker nhắc lại với Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Sự nhượng bộ nàyđược thực hiện “để phương Tây giữ được nước Đức trong NATO”. Về phần mình, cựuGiám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng đã đưa ra lời cam kết tương tựvới người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) Vladimir Kriuchkov.

Các tranh cãi xungquanh vấn đề này sau đó vẫn tiếp tục diễn ra. Liên Xô kiên quyết bảo vệ quanđiểm cho rằng cần thiết lập một cơ cấu an ninh chung cho châu Âu trên nền tảngcủa Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Đại diện của phương Tây khi đóđồng ý với ý kiến này của Liên Xô nhưng vẫn khẳng định rằng muốn duy trì NATO,đưa liên minh này trở thành liên minh “mở rộng hơn để hợp tác với Liên Xô” vàcác quốc gia khác trong Khối Hiệp ước Warsaw.

Thậm chí trong tháng3/1991, 6 tháng sau khi thống nhất nước Đức, Thủ tướng Anh khi đó là John Majormột lần nữa khẳng định với Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Dmitri Yazov rằng NATOkhông có dự định mở rộng sang phía Đông và bản thân ông John Major “không thấybất cứ lý do gì, cả ở hiện tại cũng như tương lai, để các nước Đông Âu trởthành thành viên NATO”.

Tuy nhiên, theoLeonid Bershidsky, không có bất cứ lời hứa nào của lãnh đạo phương Tây đượcchuyển thành các thỏa thuận cụ thể. Liên Xô khi đó đang thực sự đứng trướcngưỡng của phá sản và rất cần đến sự trợ giúp về tiền bạc của phương Tây.

Moscow khi đókhông sẵn sàng đòi hỏi phương Tây phải có các thỏa thuận cụ thể về những lờihứa đã đưa ra. “Chính vì vậy mà Tổng thống Mikhail Gorbachev, người không muốnthừa nhận rằng ông ấy khi đó đang trong trạng thái chán nản và không thể đưa rabất cứ phản kháng nào, hiện vẫn nói rằng phương Tây đã giữ các lời hứa củamình”- Leonid Bershidsky viết.

Theo Leonid Bershidsky,Mỹ khi đó thỏa thuận với Liên Xô trên tư cách là “kẻ thắng cuộc với kẻ thuacuộc” mà không cần phải quan tâm đến việc thực hiện các lời hứa và các lời đảmbảo của mình. Quyền lực của giới lãnh đạo Liên Xô khi đó gần như không còn nênWashington không thấy bất cứ lý do nào để cần phải giữ lời hứa của mình.

“Vàsau đó, khi Liên Xô sụp đổ hoàn toàn, còn các nước Đông Âu lại muốn có được sựbảo vệ từ quốc gia chiến thắng trong Chiến tranh lạnh, lời hứa không kết nạpcác quốc gia này vào NATO không còn được nhớ đến nữa", ông nói.

Chính lịch sử “đauthương” này khiến Tổng thống Nga Putin hiện nay muốn giao thiệp với phương Tâynhư những gì phương Tây đã làm với Liên Xô trước đó: tung hỏa mù, đưa ra cáclời hứa và các nhượng bộ không thật. Cách tiếp cận này của ông Putin khiến phươngTây tức giận và cho rằng việc tiến hành các cuộc đàm phán với Putin là điềukhông thể vì phương Tây không hiểu được ông Putin đang muốn gì trên thực tế.

Leonid Bershidsky kếtluận rằng phương Tây sẽ không đạt được bất cứ điều gì từ ông Putin. Ngoài ra, rấtít khả năng người kế nhiệm nào đó của ông Putin sẽ quên về những lời hứa đã bịvi phạm của phương Tây.

Đức Dũng (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !