Chuyên gia Nga khuyên gì khi cách ly mùa dịch Covid-19?
Khi cách ly tại nhà nếu chế độ ăn uống thoải mái dễ gây ra tình trạng béo phì, không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa). |
Dinh dưỡng hợp lý trong quá trình cách ly tránh dịch
“Nếu bạn không ở chế độ cách ly theo yêu cầu y tế, tốt nhất là nên tới cửa hàng nhiều lần và mua những phần thực phẩm cần thiết, đừng mua dư thừa để tích trữ, đặc biệt là với những món ăn yêu thích của bạn. Những người thường xuyên tích trữ các sản phẩm giàu chất béo như vậy ở nhà có nguy cơ tăng cân nặng trung bình vào khoảng 9kg so với người không tích trữ đồ ăn. Tốt hơn hết bạn chỉ tích trữ các loại thực phẩm yêu thích của bạn với số lượng nhỏ, phòng trường hợp bạn có thể ăn sạch mọi thứ cùng lúc mà không lo tăng cân nhanh”, Tiến sĩ Alimenko cho biết.
Đồng thời, theo chuyên gia Alimenko, chúng ta nên có thói quen ghi nhật ký về cân nặng và theo dõi lượng calo hàng ngày cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị không nên các món ăn nhẹ trong ngày, mà thay vào đó là nên ăn đúng bữa. Ngoài ra, điều quan trọng là tuân thủ chế độ ăn uống.
Theo WHO khuyến cáo, để tránh bị nhiễm Covid-19, hãy giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, thực hiện an toàn thực phẩm và nếu có thể, tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi.
Những biện pháp sau đây không được khuyến cáo trong việc điều trị Covid-19 bởi chúng không có hiệu quả và có thể gây nguy hiểm: Hút thuốc; tự uống thuốc, chẳng hạn như kháng sinh; đeo nhiều khẩu trang cùng lúc để tối ưu mức bảo vệ.
“Các loại đồ ăn vặt là thủ phạm tăng cân, bởi chúng có lượng calo cao nhưng lại đánh lừa vị giác của chúng ta vì nó không gây no.
Những thứ như vậy cần gạt bỏ khi bạn đang cách ly hoặc ngồi làm việc ở nhà. Nếu cơ thể không đủ nước và chất lỏng, chúng ta bắt đầu ăn nhiều. Vì thế có một cách tương đối bổ ích là uống cà phê với sữa tách hết mỡ béo và chất thay thế là đường (nếu bạn là người ưa đồ ngọt). Thứ đồ uống như vậy sẽ bổ sung dự trữ chất lỏng mà không quá nhiều calo. Ngoài ra, cần thêm vào cuộc sống thường nhật ở nhà khi cách ly những hình thức vận động, tập thể dục hay khiêu vũ với video hướng dẫn trên internet, để bạn có thể giữ được tâm trạng cân bằng không bí bách, gò bó”, chuyên gia Alimenko nói.
Hệ quả tiêu cực của nỗi sợ Covid-19
Chuyên gia Nga Nikita Chernov mới đây đã cho lời khuyên về thái độ với dịch Covid-19, đó là, nỗi sợ lây nhiễm Covid-19 có thể đi kèm với hoảng loạn mất kiểm soát, lo lắng bệnh tật và những hành động gây hại cho người xung quanh.
“Một trong những nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gắn với luồng tin tức “đa dạng” từ các phương tiện truyền thông, từ đó chúng ta biết về tỷ lệ tử vong cao, rằng căn bệnh này chưa được nghiên cứu đầy đủ, không có vắc-xin, nhiều nước đã tiến hành phong tỏa cách ly và áp dụng những biện pháp an ninh chưa từng có… Tất cả những điều này gây ra cảm giác không an tâm, dẫn đến lo lắng. Phản ứng như vậy là bản năng thông thường, thật đáng tiếc là lại bị fake news (tin giả) “thổi phồng” thêm vào thời điểm này”, chuyên gia Chernov nhận xét.
Theo chuyên gia Chernov, để làm được như vậy, cần kêu gọi người dân định hướng vào luồng thông tin từ những nguồn có kiểm chứng đáng tin cậy, còn chính quyền nên đẩy mạnh công việc cùng với người dân và siết chặt kiểm soát các dữ liệu được báo cáo.