Chuyên gia mách nước học sinh tự kiểm soát bản thân khi lỡ 'nghiện game'

Game online ngày càng phổ biến và có sức hút lớn với thanh thiếu niên. Nhiều em thậm chí 'nghiện game' gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển sức khỏe và tâm lý. Vậy làm thế nào để cai nghiện game online?

Chia sẻ về câu chuyện có thật của mình, em Hoàng M.Đ. - học sinh lớp 8A5 Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) cho hay: “Em từng rất thích chơi game, nhưng không phải thích thường mà nghiện, chơi không giới hạn được thời gian. Sau đó, em có nhiều lần bỏ nhà, bỏ học để chơi game cùng team (nhóm - PV) và mỗi lần như vậy bố mẹ lại phải đi tìm.

Chính vì thế em đã lỡ mất một năm học. Sau đó em nhận ra game thực sự không khó bỏ như mình nghĩ và em quyết tâm đi học lại”.

Chia sẻ tại tọa đàm “Kết nối và sẻ chia” do Phòng GD&ĐT Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức, PGS.TS Trần Thành Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay: “Một học sinh lớp 8 từng nói với tôi, bạn ấy chơi game là vì trò chơi này rất cuốn hút hơn hẳn những trò chơi khác và quan trọng là khi lên chơi game bạn ấy gặp nguyên team trong lớp, bạn ấy rất vui, hạnh phúc.

Trên game bạn ấy có thể tâm sự hết các vấn đề, nói cái gì team hiểu luôn còn nói chuyện với bố mẹ thì không thể nói được.

Tôi nói thế để người lớn thấy rằng, trẻ chơi game đôi khi là vì tìm được người cùng suy nghĩ với mình để trẻ có thể nói ra những gì mình nghĩ”.

{keywords}
Học sinh chia sẻ câu chuyện có thật của mình tại tọa đàm “Kết nối và sẻ chia”.

Trở lại câu chuyện của em Hoàng M.Đ., PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng: “Game không phải điều gì đó kinh khủng và không thể bỏ kể cả khi đã nghiện, bởi lẽ chúng ta có phương pháp cân bằng game và cuộc sống hiện tại.

Kể cả khi đã nghiện game, chúng ta không nên tự tách bản thân mình vì những sai lầm trong quá khứ vì thành công thì ở tương lai.

M.Đ và những bạn nghiện game khác đã có những trải nghiệm thất bại trên con đường đi của mình nhưng chúng ta hãy xem thất bại trong quá khứ là những bài học mới, đó là cách thức vượt qua khó khăn.

Chúng ta đừng nghĩ cứ liên quan đến game là tiêu cực vì nếu các em có đam mê liên quan đến công nghệ, liên quan đến game thì cũng có những ngành nghề trong tương lai giúp phát huy thế mạnh của các em. Thế nhưng hơn ai hết các em phải đặt ra được mục tiêu.

Các em chơi game chọn loại gì, giới hạn thời gian bao lâu mới là vấn đề đáng nói. Có thể mình rất hứng thú chơi game nhưng phải đặt ra câu hỏi hứng thú này có thể phát triển định hướng tương lai nghề nghiệp thế nào.

Để hình thành năng lực, để trở thành công dân thế kỷ 21, để vững vàng, thành công không chỉ có kỹ năng chơi game mà có cả những kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm sẽ không thể hình hành bằng việc ngồi trước màn hình máy tính mà chúng ta phải ra ngoài cuộc sống trải nghiệm, học tập và phấn đấu”.

Cũng theo PGS.TS Trần Thành Nam thì con đường các em nhận ra việc chơi không đúng loại game, việc chơi game quá nhiều và quay lại trường học tức là các em đã cố gắng nỗ lực, rèn phẩm chất và kỹ năng cân đối thời gian dành cho game và hoạt động khác. Đó cũng là cách vượt qua cám dỗ với thế giới game.

Nhiều học sinh cho rằng các em chơi game khoảng 30 phút/ngày chỉ là giải trí sau thời gian học hành căng thẳng nhưng bố mẹ lại không hiểu, liên tục cấm cản, mắng nhiếc. Về vấn đề này, PGS.TS Trần Thành Nam khuyên: “Các em hãy nói với bố mẹ rằng trò chơi điện tử không phải xấu, vấn đề là ta chơi thế nào.

Các em được quyền chơi trò chơi điện tử nhưng quyền chọn trò chơi, quyền giới hạn thời gian thì dành cho bố mẹ quyết. Như thế các em cũng thấy mình được giải trí sau thời gian học và được tôn trọng.

Tất nhiên, chơi game phải dựa trên các nguyên tắc như vấn đề sức khỏe và nội dung phải phù hợp. Các bậc phụ huynh cũng không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn con cái với game vì sử dụng công nghệ học online là xu hướng của tương lai. Chúng ta đừng cấm con mà có thể dùng ứng dụng quản lý việc chơi game của con.

Với học sinh, mỗi ngày hãy đặt ra một mục tiêu, bàn với bố mẹ về mục tiêu và đạt được thì bố mẹ thưởng. Sau đó mỗi khi nghĩ đến game thì hãy nghĩ đến phần thưởng của bố mẹ.

Sau một khoảng thời gian nhất định, các em hoàn thành nhiều mục tiêu học tập, việc nhà, thể thao... thì có thể chơi game. Mỗi lần chơi game chỉ chơi hết 1 trận khoảng 15 phút và đặt báo thức, khi báo thức kêu thì tự giác dừng lại.

Các em có thể đề xuất với bố mẹ rằng các em đã đạt được mục tiêu thỏa thuận nên muốn bố mẹ dành thêm thời gian cho mình.

Cuối cùng, mỗi ngày các em hãy viết ra những lời cảm ơn với cuộc sống, những người xung quanh để thấy cuộc sống vô cùng ý nghĩa”.

Hoàng Thanh

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Tranh cãi việc ký túc xá cấm sinh viên nằm nệm

Quy định mới của ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấm sinh viên nằm nệm gây nhiều ý kiến trái chiều.

Diễn biến mới vụ phụ huynh tố trường 'ăn bớt' giờ chính khóa để dạy ngoại khóa

Sau phản ánh của VietNamNet về việc phụ huynh tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai) đã thông báo dừng tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

'Mẹ ơi, các bạn học thêm ở nhà cô điểm cao hơn'

Chị T. chia sẻ, vì tâm lý lo lắng con không được quan tâm nên khi biết cô giáo mở lớp học thêm tại nhà, dù con chỉ mới học lớp 1, chị cũng đã đăng ký.

‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

“Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, các bạn trong lớp của con đã theo thầy cô chuyên luyện thi suốt từ năm lớp 4. Nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng cháu rất khó đỗ vào trường tốt”.

Mặc lời đàm tiếu, người phụ nữ sáng mải miết bán vé số, chiều 'đứng lớp' dạy học

Đi qua hơn nửa đời người, bà giáo Nguyễn Thị Ba hàng ngày vẫn mải miết trên khắp các con hẻm của TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số, tích góp tiền lo con chữ cho học trò nghèo ở lớp học tình thương.

'Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng'

ĐB Nguyễn Văn Huy phân tích, nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì việc nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.

Điều kỳ diệu mang tên cô hiệu trưởng: 'Cô đã cho con tôi một cuộc đời mới'

“Gia đình chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô B. Tôi đã sinh ra con nhưng chính cô mới là người cho con một cuộc đời bình thường như các bạn”, phụ huynh của một trẻ mắc chứng tự kỷ nói về nữ hiệu trưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Muốn học tốt thì hãy hỏi nhiều hơn'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng lời cảm ơn thầy cô luôn ở trong tim mỗi học sinh. Cách cảm ơn thầy cô tốt nhất là học tốt hơn, thực chất hơn để thành người, để làm việc.

Đang cập nhật dữ liệu !