Chuyên gia giải mã 'âm mưu' của Mỹ đối với Trung Quốc về New START

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ cố gắng “lôi” Trung Quốc vào cuộc đàm phán tới đây với Nga về New START là một âm mưu.

Ngày 8/6, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingsley tuyên bố rằng ông đã đồng thuận với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov về việc đàm phán Hiệp ước New START. Đây là một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga với tên chính thức là Biện pháp cho việc tiếp tục giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược. Nó được ký ngày 8/4/2010, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/2/2011, hết hiệu lực vào ngày 5/2/2021.

{keywords}
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingsley. Nguồn: ifeng.

Ông Marshall Billingsley cho biết, đã đạt được nhất trí với Nga, cụ thể là về thời gian và địa điểm đàm phán vũ khí hạt nhân trong tháng 6/2020. Ông nói rõ rằng đại diện của Trung Quốc cũng được mời tham gia. Trước đây, Bloomberg đưa tin, các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức vào ngày 22/6 tại Vienna, Áo.

Liên quan đến vấn đề này, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/6 tuyên bố: “Chúng tôi nhiều lần bày tỏ về quan điểm của mình. Trung Quốc không có ý định thăm gia vào cuộc đàm phán 3 bên với Mỹ và Nga về vũ khí hạn nhân".

Nguyên Đại tá, Giáo sư Dương Thừa Quân - ủy viên an ninh quốc gia Trung Quốc và là chuyên gia quân sự cấp cao trong lĩnh vực tên lửa, hạt nhân cho biết, đối với Hiệp ước này, Mỹ không thể rút khỏi, tuy nhiên Mỹ vẫn nhiều lần đưa ra những lời “đe dọa” với phía Nga để hy vọng Nga phối hợp cùng Mỹ buộc Trung Quốc tham gia hiệp ước, đây là một “âm mưu” của Washington.

10 năm trước, Nga và Mỹ ký kết New START với mục đích ban đầu là hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân do hai nước nắm giữ và quy định rằng mỗi bên sẽ nắm giữ tối đa 1.550 đầu đạn hạt nhân. Hiện nay, đây là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất giữa hai nước này, việc Mỹ muốn Trung Quốc tham gia hiệp ước là nhằm:

Một là, thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy sự chân thành của Mỹ trong việc cắt giảm vũ khí chiến lược. Thông qua cuộc đàm phán lần này, nhằm tạo dựng “ảo tưởng” và trực giác cho cộng đồng quốc tế rằng Mỹ "không muốn phát triển vũ khí hạt nhân".

{keywords}
 Trung Quốc sở hữu nhiều loại vũ khí hạt nhân. Nguồn: ifeng.

Thứ hai là đẩy “quả bóng” trách nhiệm về việc mình tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân sang Trung Quốc. Bất kể Trung Quốc có tham gia đàm phán hay không, dù Trung Quốc ở vị trí nào thì Mỹ vẫn đẩy trách nhiệm sang Trung Quốc.

Thứ ba là che đậy hành động của mình đã không tuân thủ hiệp ước trong nhiều năm. Thông qua các cuộc đàm phán, Mỹ sẽ nỗ lực hết sức để che đậy rằng, Washington chưa bao giờ ngừng cập nhật và cải tiến vũ khí hạt nhân đang hoạt động, cũng như không ngừng nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật mới.

Thứ tư, chia rẽ quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung. Mỹ luôn lo lắng về mối quan hệ đối tác chiến lược hiện tại giữa Trung Quốc và Nga, bởi vì đây là mối nguy lớn nhất đe dọa đến vị trí “số một” của Mỹ.

Thứ năm, để hiểu rõ hơn về hiện trạng phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Ông Dương Thừa Vũ cho biết, ông đã tham gia ba cuộc đàm phán chiến lược hạt nhân Trung-Mỹ, do vậy ông “cảm nhận sâu sắc” rằng Mỹ đã cố gắng tìm mọi cách có thể để biết được số lượng vũ khí hạt nhân, hoạt động triển khai hạt nhân và kế hoạch phát triển của Trung Quốc.

Đối với cuộc đàm phán tới đây, giới phân tích Trung Quốc không cho rằng sẽ đạt được kết quả quan trọng nào, và đã đưa ra viễn cảnh sau khi kết thúc đàm phán. Cụ thể:

Đầu tiên, vị thế cường quốc hạt nhân của Mỹ và Nga sẽ không thay đổi. Theo Kyodo News, hiện có 14.480 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động (không bao gồm trạng thái đang lưu trữ trong kho) trên thế giới, bao gồm 6.850 đầu đạn của Nga, 6.450 đầu đạn của Mỹ, 500 đầu đạn ở Pháp, 410 đầu đạn ở Trung Quốc, 380 đầu đạn ở Anh và Ấn Độ 70 đầu đạn, Pakistan 30 đầu đạn, Israel, Iran và Triều Tiên cũng có một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân. Có thể thấy rằng trong vài thập kỷ tới, vị thế các cường quốc hạt nhân của Mỹ và Nga sẽ không thay đổi.

{keywords}
Danh sách số lượng đầu đạn hạt nhân của các nước tính đến hết năm 2019. Nguồn: ifeng.

Thứ hai, Mỹ và Nga sẽ không làm chậm tốc độ phát triển vũ khí hạt nhân mới. Trong những năm gần đây, Mỹ đã rút khỏi một số hiệp ước kiểm soát vũ khí như Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, Hiệp ước Bầu trời mở. Mặc dù Nga tuyên bố sẵn sàng gia hạn New START, nhưng Mỹ đến nay vẫn chưa có một câu trả lời rõ ràng nào về vấn đề này. Trên thực tế, hai nước chưa bao giờ ngừng cải tiến các vũ khí hạt nhân của như tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Minuteman Ⅲ và Topol-M, cũng như các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng nổ thấp.

Thứ ba, ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân trên thế giới sẽ tiếp tục giảm. Sự phát triển của vũ khí hạt nhân không còn là công nghệ tiên tiến khó tiếp cận, một số quốc gia vừa và nhỏ cũng có thể sản xuất nó, một số hiệp ước và thỏa thuận hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân đã liên tục bị hủy bỏ và phá hủy, dẫn đến việc cuộc đua vũ khí hạt nhân đang dần dần gia tăng. Cùng với đó, một số quốc gia cũng cho rằng, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân, điều này cũng làm gia tăng mối đe dọa hạt nhân trên toàn thế giới.

Đức Trí (lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !