Giữ gìn bản sắc văn hóa trong đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Cộng đồng Khmer có ngôn ngữ, chữ viết riêng và nền văn hóa đặc sắc với các lễ hội văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn và phát triển.

Sóc Trăng là nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời và là vùng có sự cộng cư của 3 dân tộc chủ yếu là Kinh – Khmer – Hoa. Qua nhiều thế kỷ cùng sinh sống, các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã có sự giao thoa với nhau về văn hóa, lai chủng về mặt tộc người, vay mượn và sử dụng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ, hình ảnh thành một diện mạo văn hóa riêng của tỉnh Sóc Trăng.

Theo Thượng tọa Trần Văn Tha, Ủy viên thường trực Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Đa số đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng theo Phật giáo Nam tông Khmer và mọi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần luôn gắn bó với ngôi chùa. Đây vừa là nơi thờ phụng, sinh hoạt tôn giáo, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa, lịch sử, kiến trúc đặc trưng của dân tộc, đồng thời là nơi rèn luyện, giáo dục đạo đức, tác phong, nâng cao dân trí cho cả sư sãi và đồng bào phật tử. Vì vậy, Sóc Trăng cũng là một trong những địa phương có nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam tông Khmer với 130 cơ sở thờ tự, gần 1900 vị sư sãi và gân 400.000 phật tử.

Tại tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số tại Việt Nam lần thứ II năm 2020, Thượng tọa Trần Văn Tha cho biết: Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân  tộc thiểu số, nhất là các chính sách về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, trong những năm qua, các ấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh đầu tư thực hiện các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Nhờ đó, diện mạo nông thôn và vùng có đông đồng bào dân tộc không ngừng đổi mới, các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục ngày càng được đầu tư, hoàn thiện.

{keywords}
Một ấn phẩm Khmer ngữ được Báo Sóc Trăng phát hành. Ảnh: Thảo Thu

Song song với phát triển kinh tế xã hội, tỉnh cũng quan tâm đẩy mạnh công tác dạy và học tiếng Khmer, duy trì tôt chức tốt các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các lễ hội truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng ngày càng tốt các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác kế thừa, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh cũng còn gặp một số khó khăn. Việc tổ chức sưu tầm biên soạn giới thiệu các loại hình văn hóa nghệ thuật còn hạn chế do thiếu nhân sự chuyên nghiệp;.Một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer đang dần bị mai một do thiếu nghệ sĩ, nghệ nhân để bảo tồn phát huy; việc dạy và học chữ Khmer còn bất cập, thiếu sách giáo khoa, thiếu đội ngũ cán bộ giáo viên.  

Nhận thức được tầm quan trọng của việc kế thừa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, tổ chức tuyên truyền, vận động sư sãi, chức sắc và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác dạy và học chữ Khmer trong đồng bào Khmer, vận động các chức sắc, người có uy tín các nghệ nhân tham gia nghiên cứu phục dựng các lễ hội văn hóa điệu múa truyền thống, trò chơi dân gian thành lập các nhóm câu lạc bộ văn nghệ mua sắm và tổ chức dạy sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào phật tử đã triển khai xây dựng trùng tu lại các ngôi chùa được kiên cố, khang trang nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng mang đậm dấu ấn dân tộc. Việc ban hành kế hoạch bảo tồn, đầu tư cơ sở vật chất; thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu phục dựng các loại hình văn hóa phu vật thể cũng được tỉnh quan tâm.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết cũng được tỉnh ưu tiên hàng đầu với nhiều giải pháp khác nhau được triển khai như dạy song ngữ Việt – Khmer tại các trường công lập; Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước của tỉnh cũng vận động các chùa trên địa bàn tiếp tục duy trì truyền thống mở các lớp dạy chữ Khmer, Pali-Vini cho sư sãi và đồng bào trên địa bàn

Cùng với đó, việc xuất bản các ấn phẩm báo chí, các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc được tỉnh duy trì thực hiện tốt như báo Sóc Trăng Khmer ngữ vẫn duy trì xuất bản phát hành miễn phí 1 kỳ/tuần; tập san Khmer 2kỳ/năm; Đào Phát thanh & Truyền hình duy trì thời lượng phát thanh chương trình tiếng Khmer 3 buổi/ngày với thời lượng 30 phút và truyền hình 2 buổi ngày với thời lượng 30 phút. Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách cũng như thông tin về tình hình kinh tế xã hội, các sự kiện quan trọng của địa phương đến với đồng bào dân tộc trên  địa bàn.

Thảo Thu

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !