Chữa tự kỷ kiểu Tâm Việt: Các chuyên gia nói gì?

Theo các bác sĩ, chữa bệnh cho trẻ tự kỷ vô cùng khó khăn và đến nay chưa có phương pháp nào chứng minh chữa khỏi được và cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Cách chăm sóc trẻ tự kỷ của trung tâm Tâm Việt.

Sự việc chăm sóc trẻ tự kỷ của Trung tâm Tâm Việt gây bức xúc trong dư luận. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. BS. Hồ Tống Tiễn - nguyên Phó khoa Tâm thần Bệnh viện 175 BQP, Giảng viên ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM về vấn đề này.

Xin chào TS Tiễn, sự việc của trung tâm Tâm Việt được báo VietNamNet phản ánh thời gian qua. Suy nghĩ của ông về vụ việc trung tâm Tâm Việt bạo hành trẻ tự kỷ đã được truyền thông phản ánh như thế nào?

TS Hồ Tống Tiễn: Truyền thông phát hiện, các cơ quan chức năng cần tập trung làm rõ những hành vì của trung tâm này. Nếu xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội bạo hành trẻ em thì có thể truy tố... Bạo hành với trẻ tự kỉ mức độ phạm tội còn nặng hơn. Vì đối tượng không những là trẻ em mà còn đang bị bệnh, bị khuyết tật. Không thể biện minh bằng các phương pháp trị bệnh chưa được chứng minh, chưa được cấp phép để vô í hay cố ý bạo hành trẻ tự kỷ...

Phương châm của ông Phan Quốc Việt là không cần hiểu biết, chỉ cần tâm huyết, hay “nơ ron có tính dẻo” nên có thể uốn nắn. Ông nhận định sao về những phương châm giáo dục trẻ tự kỷ này?

TS Hồ Tống Tiễn: Ông ấy (ông Phan Quốc Việt) không có tư cách pháp nhân và chuyên môn để được phát biểu áp dụng phương pháp trị bệnh mà chưa được phép .... Như đã biết, tự kỉ (Autism Spectrum Disorder) là rối loạn bệnh lí thuộc chuyên khoa Tâm thần. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có vai trò: yếu tố gen; yếu tố gen và môi trường; phức hợp bệnh lí thần kinh ví dụ như động kinh; yếu tố tâm lí; yếu tố miễn dịch.... Tùy thuộc vào từng cá thể mà bệnh biểu hiện rất khác nhau (nhưng có điểm chung: suy giảm khả năng giao tiếp và tương tác xã hội; sự trơ lì và lặp lại hành vi và cảm xúc...), chẩn đoán bệnh theo DSM5 của Hiệp hội tâm thần học Mỹ...

Như vậy trẻ tự kỷ là bị bệnh và rối loạn hành vi nên việc điều trị chăm sóc thuộc chuyên khoa Tâm thần. Nhưng vì là trẻ em nên các cháu có quyền được giáo dục, do những người được đào tạo bài bản. Các phương pháp giáo dục (không phải là liệu pháp can thiệp) mà có yếu tố bạo hành là trái luật, trái lương tâm.

Hiện nay, có 27 phương pháp can thiệp khuyết tật tự kỷ được thừa nhận là có bằng chứng khoa học và đều xoay quanh giáo dục đặc biệt. Bộ Y tế của nhiều nước như Úc, Singapore, Anh quốc và nhiều nước khác đã công bố công khai danh mục các phương pháp này. Chúng ta có nên làm như vậy để cộng đồng có thể nhận biết đâu là phương thức có thể tin cậy và đâu là những phương pháp cần tránh?

TS Hồ Tống Tiễn: Tất cả các biện pháp can thiệp được chứng minh có hiệu quả trong can thiệp chứng tự kỷ cũng cần phải tuân theo khoa học: cụ thể là Tâm thần học (kiến thứ textbook cho đến thời điểm này). Can thiệp tâm lí; can thiệp giáo dục...được công nhận cả hướng dẫn cách làm bài bản khoa học... Và trong nhiều trường hợp cần thiết phải dùng liệu pháp can thiệp dược lí tâm thần (Psychopharmacology Interventions): an thần kinh; đồng vận GaBa; chống động kinh...tóm lại do bác sĩ chuyên khoa tâm thần khám và chỉ định. Vì vậy Bộ Y tế, cụ thể là Cục Điều trị có trách nhiệm công bố các phương pháp điều trị để làm căn cứ khoa học pháp lí đánh giá đúng sai của các cá nhân và tổ chức...

Nghị quyết A/RES/62/139 của Liên hợp quốc năm 2007 xác định tự kỷ là khuyết tật thần kinh phát triển tồn tại suốt đời. Điều này được dựa trên những kết luận của các nhà chuyên môn toàn thế giới. Tuy vậy, tại Việt Nam, còn có nhiều ngộ nhận trong cộng đồng, người thân của người có chứng tự kỷ và ngay cả một số người thực hành nghề khám chữa bệnh là tự kỷ là bệnh và có thể chữa được. Nó gây những ảo tưởng rồi thất vọng cho những gia đình có con mắc chứng tự kỷ. Theo ông, Bộ Y tế có nên lên tiếng chính thức về khuyết tật này như các nước khác?

TS Hồ Tống Tiễn: Như đã nói ở trên, bệnh chưa rõ nguyên nhân và biểu hiện ở mỗi cá thể rất khác nhau. Rối loạn nhiều quá trình tự kỷ nên việc điều trị còn hạn chế... Việc có một số người tự kỷ thành công, hay việc tìm ra một gene cụ thể tác động không nói lên được mức độ cải thiện bệnh cụ thể. Vì ngoại lệ không mang tính đại diện. Gene phát hiện ra nhưng liệu pháp gene không đơn giản và bệnh này có tính chất là một phức bộ bệnh lí nhưng can thiệp đúng. Khoa học sẽ hạn chế sự sa sút và cải thiện chất lượng sống. Dùng thuốc đúng có thể mang lại kết quả tốt hơn...

Can thiệp khuyết tật tự kỷ thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dù nó liên quan đến cả giáo dục, nhưng ngành y tế có nên cấp phép hoạt động đối với những cơ sở này? Việc cấp phép nên dựa theo những căn cứ nào, thưa ông?

TS Hồ Tống Tiễn: Trẻ tự kỷ có 2 quyền: Quyền trẻ em được giáo dục - các cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể; Quyền của bệnh nhân - được chữa bệnh đúng khoa học... Nên người tham gia điều trị phải được thẩm định cấp phép. Nhưng cần xây dựng một bộ tiêu chí cụ thể. Còn các nhân viên chăm sóc xã hội tự nguyện nên được đào tạo về chứng bệnh này khi tham gia ....

Trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết các thông tin mà trung tâm Tâm Việt đang chăm sóc trẻ tự kỷ đang được báo chí phản ảnh không phải là phương pháp trị bệnh cho trẻ tự kỷ. GS Liêm cho biết theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1% dân số, tương đương với 1 triệu người mắc tự kỷ. Hiện nay không có phương pháp nào điều trị trẻ tự kỷ thành thiên tài. Trên thế giới từng ghi nhận một số trẻ tự kỷ có thể trở thành thiên tài nhưng rất hiếm và những trường hợp đặc biệt, tự kỷ chức năng cao, những người đó có năng khiếu rất đặc biệt.
Còn phương pháp chữa bệnh thì chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hẳn được bệnh tự kỷ. Tất cả phương pháp điều trị hiện nay đều nhằm đến mục đích giúp cho trẻ tự kỷ có được kỹ năng sống cần thiết nhất để có khả năng sống độc lập”.
GS Liêm cho rằng hoạt động trị liệu một trong các nội dung can thiệp cho trẻ tự kỷ nhưng phải do những người có kiến thức về tự kỷ và được đào tạo tiến hành. Trẻ tự kỷ là con người vì vậy cần được đối xử dạy dỗ như những con người. Ở đâu không làm được như vậy hoặc làm trái với nguyên tắc tối thiểu đó thì không nên làm, không được làm
Việc dạy kĩ năng sống là dạy các kĩ năng ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, chải tóc, cao hơn là làm việc nhà như quét nhà nấu cơm... khác nhiều so với hoạt động trị liệu.

K. Chi

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !