Chưa thoát khủng hoảng, Đại sứ Maldives tới Trung Quốc làm gì?

Tổng thống Abdulla Yameen đã điều động đại sứ tới các quốc gia được gọi là bạn bè của Maldives gồm Trung Quốc, Pakistan và Ả Rập Xê-út để báo cáo tình hình khủng hoảng chính trị tại quốc gia Ấn Độ Dương này.

Điều đáng nói, ông Yameen không cử đại sứ tới Ấn Độ, quốc gia từng được xem là thân thiết với Maldives sau khi New Delhi cùng với Anh, Mỹ và Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ Maldives gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đồng thời thả tự do cho hai thẩm phán của Tòa án tối cao nước này. Trước đó, hai thẩm phán bị bắt giữ đã cáo buộc chính Tổng thống Yameen là nguyên nhân tạo ra tình trạng bất ổn mới.

Maldives là quốc đảo xinh đẹp nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng sang trọng, hiện trở thành khu vực cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và Ấn Độ sau khi Maldives quyết định tham gia sáng kiến "Vành đai và con đường của Trung Quốc" để mở rộng mạng lưới liên kết kinh tế và vận tải khắp trong và ngoài châu Á.

Chính phủ Maldives đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày.

Trong khi đó, Ấn Độ vốn có mối quan hệ chính trị và an ninh mật thiết với Maldives hiện đang nỗ lực để đẩy lùi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Maldives. Dân số của Maldives là 400.000 người với phần lớn người dân theo đạo Hồi. Các nhà lãnh đạo đối lập ở Maldives cũng đã hối thúc New Delhi can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia này.

Theo thông tin đăng tải trên trang web của Tổng thống Yameen, nhà lãnh đạo Maldives đã cử Bộ trưởng Phát triển kinh tế Mohamed Saeed tới Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Mohamed Asim tới Pakistan và Bộ trưởng Nông Ngư nghiệp Mohamed Shainee tới Ả Rập Xê-út.

“Các thành viên trong nội các dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Abdulla Yameen Abdul Gayoom sẽ tới thăm các nước bạn bè của Maldives và cập nhật tình hình chính trị quốc gia”, Reuters dẫn thông báo trên trang web viết.

Tuy nhiên, Đại sứ Maldives tại Ấn Độ Ahmed Mohamed cho biết chính phủ Maldives cũng muốn cử đại sứ đặc biệt tới Ấn Độ nhưng thời gian này không phù hợp với lịch hoạt động của Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

Khủng hoảng chính trị ở Maldives bùng phát từ tuần trước sau khi Tòa án tối cao bác bỏ cáo buộc tham nhũng và khủng bố đối với 9 chính trị gia đối lập bao gồm cựu Tổng thống Mohamed Nasheed, nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên của Maldives.

Căng thẳng leo thang đỉnh điểm khi chính phủ của Tổng thống Yameen không tuân theo phán quyết của Tòa án tối cao đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp 15 ngày cũng như bắt giữ chánh án và một thẩm phán khác.

Còn theo đại sứ quán Đức ở Sri Lanka, Tổng thống Yameen và nội các chính phủ Maldives đã từ chối gặp gỡ một phái đoàn ngoại giao từ Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Đức.

Vào cuối ngày 8/2, quân đội Maldives cũng cảnh báo các phương tiện truyền thông “cần dừng lại việc phát tán những thông tin xấu ảnh hưởng tới an toàn và an ninh quốc gia cũng như reo rắc nỗi sợ hãi cho người dân”.

Ông Mohamed Nasheed, người trở thành Tổng thống được dân bầu đầu tiên của Maldives vào năm 2009 và được thế giới hoan nghênh khi đề cao ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đã bị bắt giữ vào năm 2015 với những tội danh liên quan đến khủng bố mà người ủng hộ ông coi là giả mạo. Ông Nasheed được phép rời nhà tù một năm sau đó để điều trị bệnh ở nước ngoài và được tạm trú ở Anh. 

Ông này đã kêu gọi Ấn Độ can thiệp để buộc ông Yameen phóng thích các thẩm phán và nhiều tù nhân chính trị khác. Ông Nasheed mong Ấn Độ “ áp đặt sự hiện diện” của mình tại Maldives. Vào thập niên 1980, Ấn Độ, vốn hiếm khi can thiệp vào nội bộ của nước ngoài, đã giúp trấn áp một âm mưu khủng bố tại Maldives.

Giới chuyên gia cho rằng Ấn Độ sẽ gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao với chính phủ của Tổng thống Yameen thay vì điều động quân đội.

Về phần mình, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo các nước bên ngoài không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của Maldives. Hôm 8/2, Bắc Kinh cũng phủ nhận cáo buộc của cựu Tổng thống Nasheed về mối liên quan giữa các khoản tài trợ kinh tế của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng chính trị ở Maldives.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nhấn mạnh, các khoản tài trợ của Trung Quốc đối với Maldives không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !