Chữa suy giãn tĩnh mạch phải hiểu nguyên lý của bệnh
Theo Lương y Khánh, bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi...
Đây là căn bệnh mà nhiều người tưởng chừng như vô hại nhưng lại có tác hại khôn lường và nguy hiểm. Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bị suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Khi máu ứ trệ ở ngoại biên kéo dài sẽ làm mạch máu mất dần chức năng, thành mạch giãn ra, nhiều đoạn tạo thành búi huyết khối. Hậu quả của nó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây ra các triệu chứng nhẹ như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu, hoại tử. Nếu không được điều trị, huyết khối sẽ theo hệ thống tĩnh mạch chủ dưới lên tĩnh mạch chủ trên và đi vào động mạch phổi, gây tắc và bệnh nhân có thể tử vong. Đây là một bệnh lý nguy hiểm vì triệu chứng có thể gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót, dẫn đến chẩn đoán và điều trị muộn, tạo điều kiện cho cục máu đông di chuyển về tim, lên động mạch gây thuyên tắc phổi.
![]() |
Lương y Phạm Ngọc Khánh và bài thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch |
Lương y Khánh cho biết ông gặp khá nhiều trường hợp bác sĩ chẩn đoán sai, nên điều trị sai phương pháp, bệnh càng nặng hơn. Uống thuốc không đúng gây máu huyết không lưu thông được dễ bị nhiễm trùng nhanh hơn những người phát hiện đúng bệnh ngay từ đầu. Bệnh nhân thường bị chẩn đoán sai bệnh như: xương khớp, phong tê thấp, tiểu đường…
Những triệu chứng mà không khai thác kỹ, không phải những người chuyên sâu dễ bị nhầm lẫn. Suy giãn tĩnh mạch nó có những triệu chứng đặc trưng, người chuyên nghiên cứu sâu thì phát hiện dễ dàng.
Những người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có các triệu chứng đau khác nhau. Ví dụ như bị suy giãn tĩnh mạch sâu thì tĩnh mạch sẽ không nổi mà chìm bên trong. Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ nguy hiểm hơn suy giãn tĩnh mạch nông. Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ làm cho vết thương tụ huyết khối, máu ứ đọng lại ở chân, lâu ngày làm cho sắc tố da bị biến đổi, dần dần gây lở loét.
![]() |
Để phát huy tác dụng của thuốc và giúp nhanh bình phục thì bệnh nhân nên kết hợp châm cứu |
Còn bị suy giãn tĩnh mạch nông thì chỉ mất thẩm mỹ chứ không nguy hiểm nhiều và điều trị dễ hơn. Suy giãn tĩnh mạch nông hay sâu khi điều trị một thời gian nếu hiệu quả thì các tĩnh mạch đều co lại, đàn hồi tốt, bền các thành tĩnh mạch.
Để điều trị căn bệnh này, đến nay trong Dược điển tiêu chuẩn Mỹ chưa có loại thuốc tây y nào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Còn với đông y, bệnh nhân nên điều trị bằng uống thuốc kết hợp châm cứu, hiệu quả sẽ nhanh hơn, giảm các triệu chứng đau.
Nếu chân bị hoại tử nặng thì bệnh nhân bắt buộc phải dùng kháng sinh nhưng của đông y để tránh nhiễm trùng thêm và hiệu quả tốt.
Bài thuốc đông y của Lương y Khánh đã nghiên cứu và chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh bao gồm những loại thảo dược như: rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, truyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân lương y cân đo liều lượng thuốc phù hợp.
Để chữa trị khỏi bằng phương pháp đông y, một nguyên lý mà bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt là: kiên trì, uống thuốc đều đặn, đúng giờ, châm cứu hàng ngày. Ngoài ra, trong quá trình đang điều trị, các bệnh nhân phải hạn chế tối đa dùng các chất kích thích, thức ăn có chất nóng, cay, ít đi lại và đứng nhiều, không tạo áp lực cho đôi chân…
Thông tin có thể liên hệ:
Địa chỉ : 799 Phạm Văn Bạch, P12, Quận Gò Vấp, TP HCM
SĐT : 0903982619; Website: www.yhocphuocanduong.com