Chưa lo “bong bóng” chứng khoán

Hiện tượng “bong bóng” tài sản có thể xảy ra trong tương lai nếu nhiều nhà đầu tư vay vốn rẻ của ngân hàng nhưng không đầu tư sản xuất, mà đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản.

Tuần qua, một đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan ngại về tính bền vững của nguồn thu ngân sách khi thu thuế từ lĩnh vực chứng khoán, bất động sản tăng cao, kéo theo sự tăng trưởng tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm nay, mặc dù ngân sách Trung ương hụt thu hơn 29.000 tỷ đồng.

Vị này cũng lo ngại hiện tượng “bong bóng” tài sản có thể xảy ra trong tương lai nếu nhiều nhà đầu tư vay vốn rẻ của ngân hàng nhưng không đầu tư sản xuất, mà đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản.

Thực tế, thời gian gần đây, thị trường chứng khoán liên tục xuất hiện các phiên giao dịch đạt thanh khoản hơn 1 tỷ USD, có thời điểm khối lượng giao dịch trên ba sàn đạt 2,3 tỷ USD. Chỉ số VN-Index liên tiếp lập đỉnh mới, đạt 1.460 điểm vào ngày 10/11/2021. Do kiếm lời dễ dàng, hoạt động mua bán cổ phiếu trong thời dịch ngày càng lan rộng, tạo nên những “cơn sốt” lớn, nhỏ.

Trong lĩnh vực bất động sản, sau một thời gian im ắng, giá đất tại nhiều địa phương lại tăng chóng mặt, khiến thị trường nổi lên những cơn sốt cục bộ.

Nhìn lại quá khứ, thị trường bất động sản đã hai lần xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản vào năm 2007 và 2010. Sau này, trong báo cáo của mình, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, có nguyên nhân do chính sách nới lỏng tín dụng: ngân hàng cho vay dưới chuẩn, thiếu kiểm soát rủi ro; gói kích cầu quy mô 1 tỷ USD hồi giữa năm 2009 được sử dụng sai mục đích để đầu tư vào bất động sản…

Còn “thời kỳ đen tối nhất” của thị trường chứng khoán Việt Nam thì đã từng xảy ra vào những năm 2007, 2008. Ngày 12/3/2007, chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử 1.170,67 điểm trong khi đầu năm 2006 mới đạt 300 điểm. Sau khủng hoảng tài chính 2008, đến tháng 2/2009, VN-Index rớt xuống 240 điểm. Câu chuyện này cũng có một phần nguyên nhân từ tác động của chính sách tiền tệ thời điểm đó.

Từ bài học quá khứ này, nhiều ý kiến cho rằng, có cơ sở để lo ngại nguy cơ “bong bóng” tài sản có thể xuất hiện trong bối cảnh nền sản xuất chưa kịp hồi phục, Chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế để kích cầu nhưng sẽ bị một số người sử dụng sai mục đích, thay vì đầu tư vào sản xuất thì đổ tiền vào đất và chứng khoán.

Tuy vậy, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS) không đồng tình với quan điểm này. Theo ông Sơn, thị trường hiện vẫn đang ở giai đoạn hấp dẫn và không nhìn thấy nguy cơ “bong bóng” trong ngắn hạn. “Thị trường đang đi lên một mặt bằng mới, có sự khác biệt, có thể nói là trưởng thành so với 20 năm trước đây”, ông Sơn nói.

Ông Sơn phân tích, nhìn chung, khi Chính phủ bơm tiền cứu nền kinh tế thì các thị trường tài sản sẽ được hưởng lợi. “So với một năm trước, VN-Index đã tăng 30%, nằm trong Top tăng nhanh nhất thế giới. Giai đoạn này cũng có những cổ phiếu tăng nóng như cổ phiếu bất động sản, dầu khí, phân bón, thép… Tuy nhiên, nhìn chung, P/E toàn thị trường hiện đang là 17 lần thì chưa phải nóng so với các mức đỉnh cũ. Nó chỉ không còn quá hấp dẫn về mặt định giá nữa, nhưng chưa đến lúc phải cảnh báo”, ông Sơn nói.

Từ góc nhìn của ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ SGI (SGI Capital), thị trường tài sản đang vận động theo đúng quy luật bình thường.

Ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ SGI: Định giá của cổ phiếu bây giờ là 17 lần, là mức trung vị rất bình thường so với quá khứ và so với thế giới.

Theo ông Phúc, thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư khi họ mất nguồn thu từ sản xuất và giảm nguồn thu từ lãi suất tiết kiệm.

“Định giá của cổ phiếu bây giờ là 17 lần, là mức trung vị rất bình thường so với quá khứ và so với thế giới. Ở các nước đang phát triển, P/E trên 20 lần, ở các nước phát triển còn cao hơn”, ông Phúc nói.

Trong khi đó, ông Chu Tuấn Linh, Phó giám đốc khối IB, Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) cho rằng, chưa cần phải cảnh báo rủi ro đối với thị trường, bởi vì rất khó xảy ra khủng hoảng như những năm 2007, 2010.

Tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã khác trước, thể hiện ở dự trữ ngoại hối hơn 100 tỷ USD, gấp 10 lần năm 2007; kinh tế vĩ mô chưa phải khởi sắc nhưng vẫn ổn định, lạm phát được kiềm chế, các dư địa chính sách còn nhiều để can thiệp vào thị trường, kinh nghiệm chèo lái của doanh nghiệp, của người làm chính sách kinh tế tốt hơn… nên không có chuyện chấp nhận rủi ro khi đẩy vốn quá nhiều ra thị trường.

Cảnh báo

Cảnh báo "bong bóng" chứng khoán: Rủi ro lớn từ nhóm cổ phiếu đầu cơ

Rủi ro đã hình thành trên thị trường chứng khoán khi điểm mua ở nhóm cổ phiếu đầu cơ đã đi qua và định giá được đẩy lên quá cao, mà bản chất sóng đầu cơ nóng thì bao giờ cũng nhanh chóng kết thúc.

Theo đtck.vn

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.