Chính khách Mỹ giải thích điều "nguy hiểm" khi trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2
Nhận định trên được ông Dave Rumer - nhà phân tích chính trị, Giám đốc chương trình “Nga và Eurasia” của Quỹ Carnegie đưa ra trong bài viết cho tờ Politico.
Chính khách Mỹ giải thích điều cực hại khi trừng phạt chống Dòng chảy phương Bắc 2 (Trong ảnh: Ống để xây dựng dự án Nord Stream 2) |
Ông Dave Rumer cảnh báo, các biện pháp trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2 được các thượng nghị sĩ Mỹ tán thành, sẽ không ngăn chặn được việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt này, mà ngược lai sẽ làm tăng cường sự hợp tác giữa Nga với Trung Quốc, cũng như có tác động tiêu cực đến quan hệ giữa Mỹ với Đức…, đây là những điều vô cùng nguy hiểm và cực hại cho Mỹ.
Theo tác giả của bài báo, các lệnh trừng phạt không thể thay đổi được Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom, các đối tác châu Âu của Tập đoàn này cũng như chính sách của Moscow. Họ sẽ không thể dừng được việc xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc 2,vốn đã hoàn thành được 2/3.
Do đó, nếu các nhà lập pháp Hoa Kỳ thực sự muốn giảm ảnh hưởng của Nga đối với châu Âu, họ cần phải ủng hộ dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, nhà phân tích chính trị Dave Rumer nhấn mạnh.
Bài báo viết, Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) làm tăng sự phụ thuộc của Nga vào châu Âu nhiều hơn châu Âu đối với Nga. Nord Stream 2 sẽ hoạt động trong nhiều thập kỷ, liên kết Nga với nghĩa vụ cung cấp khí đốt cho châu Âu, khi đó nước này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà sản xuất khác và các nguồn năng lượng tái tạo. Theo dự báo, Nord Stream 2 sẽ chỉ cung cấp hơn 30% nhu cầu năng lượng của châu Âu vào năm 2030.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 |
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Gazprom của Nga với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (dự kiến cuối năm 2019), các đường ống này hàng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Nhiều quốc gia phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan, Litva, Latvia… và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga là dự án chính trị, đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".