Chiến tranh Syria – Thổ Nhĩ Kỳ sắp bùng nổ?

Infonet - “Thùng thuốc súng”dọc đường biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã nóng đến mức thế giới phải tính đến kịch bản cho một cuộc chiến tranh nữa giữa 2 quốc gia này. Nhưng các nhà phân tích quốc tế lại khẳng định, cuộc chiến này rất khó có thể xảy ra vì nhiều lý do.

Thổ Nhĩ Kỳ quá nóng vội?

Với những lời động viên của Mỹ và sự “trấn an tinh thần”bằng miệng của các đối tác NATO, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tỏ ra rất háo hức với những dự định hành động quân sự nhằm vào Syria bất chấp việc người dân nước này phản đối dữ dội.

Tức giận trước việc 5 dân thường bị thiệt mạng sau một cuộc tấn công ở một ngôi làng gần biên giới với Syria, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu quốc hội nước này thông qua quyết định cho phép quân đội được tiến hành các hoạt động quân sự vào sâu trong lãnh thổ Syria với lý do “ngăn chặn một cuộc xâm lược”từ quốc gia láng giềng.

Nhưng theo tờ Thời báo Á châu, có những dấu hiệu cho thấy đó rất có thể là vụ tấn công do phe đối lập được vũ trang của Syria nhằm kích động căng thẳng giữa 2 chính phủ và lợi dụng thời cơ “đục nước béo cò”. “Họ thậm chí còn không giữ được sự bình tĩnh để suy xét rằng quân đội Syria có được gì từ vụ tấn công này?”, tờ Thời báo Á châu bình luận.

Có cùng quan điểm này, tờ The Wall Street Journal khẳng định: "Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vội vã đổ tội cho chính quyền Syria về vụ tấn công hôm thứ Tư tuần trước, họ còn không thèm điều tra xem đó thực sự là một vụ tấn công có chủ ý hay chỉ là một vụ “tên rơi đạn lạc”thông thường. Hầu hết các nhà phân tích quốc tế đều kết luận rằng Tổng thống Assad gần như chẳng thu được lợi ích gì từ vụ tấn công vào dân thường Thổ Nhĩ Kỳ và thật khó tin là họ đã thực hiện việc đó”.

Chiến tranh Syria – Thổ Nhĩ Kỳ sắp bùng nổ? - ảnh 1
Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động một lượng lớn binh lính và vũ khí đến sát biên giới giáp với Syria.

Đứng trước những lập luận không mấy khó khăn như vậy nhưng chính quyền của ông Recip Erdogan vẫn hối hả thúc giục các nhà lập pháp (Quốc hội) cho phép họ đưa quân đội qua bên kia biên giới để nhằm xóa sổ "thiên đường an toàn”của những phiến quân Syria nhưng thực chất là đặt một bàn đạp vững chắc cho các cuộc tiến công vào sâu hơn trong lãnh thổ Syria.

Hôm 13/10, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã điều thêm 250 xe tăng và 55 chiến đấu cơ tới biên giới giáp Syria sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh quân đội sẵn sàng cho cuộc xung đột có thể xảy ra với các lực lượng của Syria.

Cùng ngày, đặc phái viên hòa bình quốc tế Lakhdar Brahimi cũng đã đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria về sự việc Thổ Nhĩ Kỳ ép một máy bay chở khách của Syria hạ cánh do nghi ngờ chiếc máy bay này có chở vũ khí.

“Lưỡng bại câu thương”?

Mặc dù vậy, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn nói rằng nước này không có ý định khơi mào chiến tranh trong khu vực, xong cảnh báo Damacus đừng nên thử thách “giới hạn và quyết tâm”của Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Syria cũng đã đáp lại bằng cách nói rằng căng thẳng biên giới giữa 2 nước sẽ được giải quyết bằng “khôn ngoan và thận trọng”.

Trước những thực tế này, các nhà phân tích và chuyên gia chính trị của Syria đã bày tỏ tin tưởng rằng căng thẳng hiện nay giữa 2 nước sẽ không gia tăng thành một cuộc chiến tranh do những lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc xung đột Trung Đông quy mô lớn hơn với sự tham gia của các cường quốc trong khu vực.

Chuyên gia chính trị Hamdi al-Abdallah cho rằng một cuộc chiến tranh quy mô lớn chưa chắc sẽ xảy ra, chủ yếu “một cuộc chiến tranh như thế sẽ gây ra những hiệu quả không chỉ cho cả 2 nước mà còn cho cả khu vực nói chung”và điều quan trọng là cả hai đều không muốn lâm vào tình trạng “lưỡng bại câu thương”bởi cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đều có tiềm năng quân sự rất mạnh.

Nhà phân tích George Gabbour, cựu thành viên của quốc hội Syria cũng loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh, đồng thời chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quá nhiều rắc rối và vấn đề phải giải quyết ở trong nước, điểm này sẽ khiến họ không thể phát động một cuộc chiến tranh với Syria. Ông nói: “Căng thẳng biên giới hiện nay sẽ không kéo dài”.

Chiến tranh Syria – Thổ Nhĩ Kỳ sắp bùng nổ? - ảnh 2
Hàng chục ngàn người dân Thổ Nhĩ đã xuống đường biểu tình phản đối ý định tiến hành một cuộc chiến với Syria của chính phủ nước này.

Farouq ar- Hajji, một nhà hoạt động chính trị, nói rằng: “Tình hình biên giới sẽ không dễ chịu gì do 2 bên đang trong tình trạng đề phòng, bất an và cảnh giác”. Tuy nhiên, ông cũng nhất trí với các nhà phân tích khác rằng tình hình này: “sẽ không leo thang thành một cuộc chiến công khai”. Theo ông, các quốc gia có thể lực, đối với cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, sẽ không để một cuộc đối đầu như vậy xảy ra bởi nó sẽ kết thúc mà không có bên nào chiến thắng mà sẽ chỉ toàn là những thảm kịch.

Theo các nhà phân tích, một lý do xác đáng nữa là cộng đồng quốc tế đã cho thấy họ không muốn hỗ trợ một cuộc can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria, bất chấp một số quan điểm ủng hộ cách tiếp cận như vậy với hi vọng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al- Assad.

Giáo sư – tiến sỹ Huseyin Bagci, trưởng khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học kỹ thuật Trung Đông ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ “thay đổi các chính sách của nước này đối với cuộc khủng hoảng ở Syria, xong họ đã phải “hãm phanh”bởi Ancara sẽ không thể nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho các lý lẽ của mình” mặc dù ngày 9/10, Tổng thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Anders Fogh Rasmussen nói rằng liên mình này đã có “các kế hoạch cần thiết nhằm bảo vệ và hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ nếu cần”.

Tuy nhiên, giáo sư Bagci cho rằng NATO không có ý định hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ về mặt quân sự. Còn các nhà phân tích cho rằng các cường quốc phương Tây không muốn can thiệp quân sự vào Syria là bởi các đồng minh mạnh mẽ của ông Assad ở trong khu vực và trong thế giới sẽ ngăn cản mọi dự thảo nghị quyết của quốc tế về vấn đề này, đồng thời họ cũng lo ngại cho Israel trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh khu vực. 
Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !