Chiến thuật 'tốc chiến' làm bài thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Hóa học đạt điểm cao

Ngoài lưu ý các nội dung đã xuất hiện trong đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Hóa học, thí sinh cần phân bổ thời gian làm bài hợp lý: "30-32 câu đầu tiên, các em nên ấn định không quá 30 giây cho mỗi câu".

Ngày mai, hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - giáo viên Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã chỉ ra những chiến thuật giúp thí sinh giành điểm cao.

Theo đó từ năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, kì thi THPT Quốc gia đã được đổi tên thành kì thi tốt nghiệp THPT. Đi kèm với sự đổi tên đó thì tính chất của kì thi đã hoàn toàn thay đổi.

Tất nhiên, yêu cầu phân hóa của đề thi hướng tới mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, còn việc các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả đó để xét tuyển đại học, cao đẳng không còn là yếu tố quan trọng nhất nữa.

Cũng chính vì vậy, các bạn học sinh làm đề tốt nghiệp năm 2020 hoặc đề tham khảo 2021 thì các em sẽ cảm nhận được ngay là đề thi đã dễ hơn nhiều so với các năm trước đây, và phạm vi, giới hạn kiến thức cũng đã khác.

Theo thầy Vũ Khắc Ngọc, theo như những gì đã diễn ra trong đề thi chính thức năm 2020 và đề minh họa năm 2021 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, thì chúng ta có thể thấy rằng phạm vi kiến thức gần như rơi vào chương trình lớp 12, phần kiến thức thuộc chương trình lớp 11 chỉ chiếm khoảng 10 – 15%. Và nếu tinh ý một chút, ta để ý phần kiến thức lớp 11 trong đề thi môn Hóa học chủ yếu rơi vào kiến thức của Học kì 1.

{keywords}
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc

Đối với kiến thức lớp 12, nội dung về mặt lí thuyết gần như trải đều toàn bộ chương trình. Tuy nhiên, đối với những câu hỏi có tính chất phân hóa, nằm trong nhóm câu hỏi Vận dụng – Vận dụng cao, những bạn mà muốn đạt điểm 8 trở lên thì các em cần lưu ý nhiều hơn tới những dạng bài toán mà chúng ta thường cảm thấy khó, không dễ kiếm điểm, ví dụ như các chủ đề liên quan đến Este, chất béo, biện luận cấu tạo của chất hữu cơ, một số câu hỏi liên quan đến các bước thực hành, thực nghiệm.

Ngoài ra có một điểm mới của năm 2021, đó là trong nhóm bài tập Vận dụng cao, có vẻ sẽ có thêm 1 bài tập khó liên quan đến Kim loại và Hợp chất kim loại., thường thì sẽ là chủ đề Kim loại và Hợp chất tác dụng với dung dịch chứa H+ và NO3-. Ngoài ra, nhóm bài tập về phản ứng trong dung dịch, bao gồm bài tập về CO2 tác dụng với kiềm, axit tác dụng với muối Cacbonat, và các bài tập có tính chất tổng hợp cũng là những bài toán mà trong đề minh họa năm nay có xuất hiện.

Hiện nay, do tính chất của đề thi là xét công nhận tốt nghiệp là chủ yếu, do đó nhóm câu hỏi Nhận biết và Thông hiểu chiếm tỉ lệ rất lớn (75-80%) trong nội dung đề thi. Điều này dễ nảy sinh tâm lý chủ quan cho thí sinh, nhất là với những em học rất tốt nhưng lại làm ẩu, mắc phải những lỗi sai cơ bản. Trong đề thi trắc nghiệm, các câu hỏi có mức điểm bình đẳng như nhau.

Do đó, bất kể câu hỏi nào các em cũng phải thật cẩn thận, và câu càng dễ thì càng phải trân trọng, tuyệt đối không được làm sai. Ngược lại, ở phía những em học chưa tốt, với những câu hỏi dễ, các em lại mất quá nhiều thời gian vào nó, điều này là không nên. 

“Tinh thần của chúng ta khi làm bài thi trắc nghiệm là cần phải khẩn trương, tập trung cao độ. Với thời gian 50 phút cho 40 câu hỏi, mỗi 1 câu chúng ta nên dành thời gian không quá 1 phút để làm. Trong nhóm 30-32 câu đầu tiên, các em nên ấn định khoảng thời gian không quá 30 giây cho mỗi câu.

Đối với môn thi trắc nghiệm như môn Hóa thì có vấn đề quan trọng nhất là việc phân bổ thời gian. Vì quỹ thời gian là hữu hạn, do đó chúng ta phải phân bổ thời gian sao cho hợp lí, khoa học. Chỗ nào cần cẩn thận thì các em làm chậm và cẩn thận, chỗ nào cần nhanh phải làm nhanh, chỗ nào bỏ qua thì sẵn sàng bỏ qua”, thầy Ngọc cho biết thêm.

Theo thầy Ngọc, mỗi bạn cần xác định và hiểu rõ mục tiêu của mình là gì. Nếu mục tiêu 7-8 điểm, chúng ta sẵn sàng bỏ qua khoảng 15-20% câu cuối cùng (khoanh ngẫu nhiên các câu này), và ưu tiên thời gian làm thật cẩn thận, chắc chắn những câu phía trên.

Còn với những bạn có mục tiêu 9-10 điểm, các em phải làm nhanh, quyết đoán ở những câu dễ, đôi khi nghĩ càng nhiều, càng lâu thì càng dễ dẫn đến sai. Sau khi làm nhanh được các câu dễ, các em sẽ thoải mái thời gian làm các câu hỏi phía sau.

Một điều cũng rất quan trọng, đó là trong bài thi trắc nghiệm, ngoài dữ kiện của đề bài, chúng ta còn có 4 đáp án, có thể coi là thông tin gợi ý quan trọng, cho nên nếu việc giải và tìm đáp án gây có thể gây khó khăn, các em còn có thể có những mẹo, những cách để tìm đáp án, ví dụ như thử đáp án, giới hạn khoảng cho đáp án…

Kì thi tới đây là kì thi rất quan trọng trong cuộc đời các em, là bước ngoặt có thể quyết định tương lai của các em, do vậy các em cần ý thức được tầm quan trọng của nó để có được quyết tâm lớn nhất cho kì thi này. Chúc tất cả các em có một kì thi thật thành công và đạt được những mục tiêu mà các em đã đề ra.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Hóa học dự đoán liên quan tới thực tiễn, môi trường

Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Hóa học dự đoán liên quan tới thực tiễn, môi trường

Vào 8h30 phút ngày 8/7, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 sẽ làm bài thi môn Hóa học trong thời gian 50 phút.

Hoàng Thanh

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Học sinh lớp 4 bất tỉnh tại trường, tử vong sau 19 ngày điều trị

Một học sinh lớp 4 tại TP Hải Dương đã ngất xỉu sau khi diễn văn nghệ, nhà trường và gia đình đưa trẻ đến đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng sau 19 ngày, em đã không qua khỏi.

Tạm dừng tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy sau vụ học sinh tử vong

Sau sự việc 2 người bị nước cuốn tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, chính quyền địa phương đã tạm dừng hoạt động tham quan tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).

Học sinh Hà Nội tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Đoàn không báo cáo chính quyền

Liên quan đến vụ đuối nước khiến 2 người tử vong (1 học sinh và 1 phụ huynh) tại vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, Nam Định), Chủ tịch UBND xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy) cho biết, khi đoàn đến không thông báo cho chính quyền địa phương.

Một học sinh Hà Nội tử vong khi trải nghiệm bắt ngao ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Về tham quan, trải nghiệm tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) ngay sau khi được nghỉ hè, một phụ huynh và một học sinh của trường học ở Hà Nội gặp nạn, tử vong.

Sinh viên Hà Nội hành hung bạn đổ máu ngay tại trường

Clip ghi lại cảnh một sinh viên hành hung một nam sinh khác ở cầu thang trường học, khiến nạn nhân phải nhập viện gây bức xúc trong dư luận.

Đang cập nhật dữ liệu !