Chiến thắng của Damascus và Moscow tại Aleppo là nỗi ám ảnh cho Washington?

Tình hình phía đông Aleppo đang có nhiều diễn biến khác nhau bởi những chiến thắng liên tục trong thời gian gần đây của quân đội Syria và Nga. Mỹ lo sợ sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc chiến bởi mọi diễn biến dường như không đi theo dự kiến của nước này.

Bài phân tích của nhà báo Vladimir Arda trên tờ "Russia Today" (Nước Nga ngày nay) cho biết nguyên nhân khiến Washington lo lắng.

Chiến thắng của Damascus và Moscow tại Aleppo là nỗi ám ảnh cho Washington? - ảnh 1

Cảnh hoang tàn tại Syria.

Theo báo cáo mới đây của Trung tâm hòa giải các bên tham chiến ở Syria, hàng ngàn dân thường đã chạy thoát khỏi khu vực kiểm soát của các chiến binh ở Aleppo. Trong đêm ngày 8 và 9/12 vừa qua với sự hỗ trợ của quân đội Nga, khoảng 8.500 người trong đó có 2.900 trẻ em đã rời khỏi khu vực bị chiếm đóng bởi những kẻ khủng bố.

Đồng thời ở khu vực phía Đông thành phố, nơi quân nổi dậy đang bị vây hãm, có nhiều kẻ trong số đó đã quyết định ngừng kháng cự và hạ vũ khí. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ra lệnh ân xá cho những người này.

Không chỉ là nghĩa vụ quân sự

Trong vòng ba tuần gần đây, quân đội chính phủ Syria và lực lượng dân quân đã chiếm lại hơn 90% diện tích phía đông lãnh thổ Aleppo, nơi bị quân khủng bố chiếm đóng từ năm 2012. Họ đã đập tan tuyến phòng thủ của các chiến binh tại khu vực thành cổ, buộc những kẻ khủng bố phải tập trung ở các khu phía Nam thành phố, nơi hiện giờ trở thành khu vực chiến sự mới nhất. Phó giám đốc Viện nghiên cứu các quốc gia độc lập (CIS) Vladimir Yevseyev cho biết vẫn còn hàng trăm nghìn dân thường mắc kẹt tại các khu vực lãnh thổ Aleppo bị kiểm soát bởi các chiến binh.

Chuyên gia quân sự này cho biết: "Bước đầu báo cáo cho biết trên phần lãnh thổ còn lại bị khủng bố chiếm giữ có khoảng 200.000 dân thường. Nếu tính được tổng những người đã chạy thoát, thì sẽ biết số người còn ở lại tại khu vực bị phiến quân kiểm soát. Còn cụ thể bao nhiêu người ở lại thì rất khó biết".

Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự Anatoly Tsyganok cho rằng hoạt động của quân đội Syria và Nga tại Aleppo đã có những thành công chưa từng có không chỉ về mặt chiến thuật, mà chính những hành động này đã vượt ra ngoài vai trò chiến thuật của nó.

Ông Tsyganok cũng nhấn mạnh: "Họ không chỉ chiến đấu, mà còn hỗ trợ nhân đạo và mở ra đường thoát khỏi khu vực giao chiến cho các thường dân cũng như thực hiện chức năng thông tin. Nó chỉ ra rằng quân đội Nga và Syria còn giải quyết cả những vấn đề đặc thù của việc gìn giữ hòa bình và quân đội nói chung".

Chiến thắng của Damascus và Moscow tại Aleppo là nỗi ám ảnh cho Washington? - ảnh 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Nỗi lo ngại của Washington

Ngày 8/12, cùng với những tin tức về giải phóng khu vực phía Đông Aleppo, Tổng thống Barack Obama cũng dỡ bỏ các hạn chế cung cấp vũ khí cho Syria - quốc gia bị Mỹ cho rằng đã tài trợ cho khủng bố. Một bản ghi nhớ được Nhà Trắng gửi đến người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc. Hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết, lệnh dỡ bỏ có liên quan đến các hoạt động giải phóng Raqqa khỏi các tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).

Thêm vào đó, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria ông Staffan de Mistura cũng cho rằng cần thiết phải xem xét khả năng nối lại các cuộc đàm phán liên Syria. Sau cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Mistura nhận xét: "Có lẽ giờ là lúc nghiêm túc xem lại việc thay đổi, xem liệu có thể tổ chức một cuộc thảo luận chính trị ở đâu và như thế nào".

Giám đốc Trung tâm Chiến lược truyền thông Dmitry Abzalov nhắc lại việc Tổng thống Obama đã tìm cách ngăn chặn các sáng kiến của Nga tại Syria do lo ngại Mỹ có thể bị bỏ lại đằng sau quá trình đàm phán. Ông Abzalov cho biết, việc giải phóng phần còn lại của Aleppo sẽ cần khoảng một tuần, sau khi đánh đuổi được đến chiến binh cuối cùng thì sẽ bắt đầu đàm phán với quy mô lớn.

Ông Abzalov phân tích: "Bằng cách trang bị cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) mà thành phần chủ yếu là người Kurd, Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động quân sự ở Raqqa - thành lũy cuối cùng của IS tại nước này. Chiến dịch quân sự của SDF dưới sự hỗ trợ của quân đồng minh do Mỹ dẫn đầu mang tên "Sự nổi giận của Euphrates"  có mục tiêu là giải phóng Raqqa. Không giống như tình hình ở Aleppo, cuộc tấn công vào thành phố Mosul của Iraq kéo dài tới tận ngày 17/10 vừa rồi không có gì bất thường. Và Washington thực sự lo ngại rằng sắp tới vai trò điều hành chính lại thuộc về Moscow".

Về phần mình ông Vladimir Yevseyev nhận định: "Ông Obama dù chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc nhiệm kỳ, đã cố gắng triển khai các hoạt động thiết lập cho sự tham gia của Mỹ ở Syria, làm tiền đề cho một chuỗi các hành động kế nhiệm của ông Donald Trump. Ông có ý muốn buộc ông Trump phải tiếp tục các chính sách của mình tại Trung Đông, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Tân Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đi theo hướng như ông Obama mong muốn".

Ông Anatoly Tsyganok cho rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ hành động theo kế hoạch đã định trước: tận dụng lợi thế đàm phán để tập hợp các phe đối lập, trang bị cho họ và rồi quay lưng lại với quân đội chính phủ Assad. Ông này cho rằng, Tổng thống Obama đang tận dùng thời gian còn lại của mình để thực hiện chính sách lật đổ chế độ hiện nay ở Syria.

Chiến thắng của Damascus và Moscow tại Aleppo là nỗi ám ảnh cho Washington? - ảnh 3

Tổng thống Mỹ Obama.

Một ý tưởng nguy hiểm

Giới chuyên gia cho biết, việc dỡ bỏ hạn chế chính thức của Nhà Trắng trong việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria là một ý tưởng rất nguy hiểm. Tình hình Syria hiện này vô cùng phức tạp, và bất kỳ loại vũ khí nào nằm trong tay của phe đối lập ôn hòa cũng đều phải xử lý triệt để.

Nếu các chiến binh IS sở hữu hệ thống phòng không vác vai MANPADS, thì không loại trừ khả năng chúng sẽ bắn hạ tất cả, kể cả máy bay Mỹ. Khi đó thì không thể đưa ra lệnh cấm bắn vào máy bay Mỹ bằng văn bản như những gì người ta chứng kiến vào tháng 11 vừa qua khi giải phóng thành phố Bakhdida của Iraq, nằm gần Mosul.

Ông Dmitry Abzalov lưu ý: "Vấn đề đặt ra là loại vũ khí nào sẽ được cung cấp.Về nguyên tắc thì không cần thiết dùng tới MANPADS để tấn công Raqqa".

Đồng tình với ý kiến trên, ông Anatoly Tsyganok cho rằng ngoài MANPADS có thể sử dụng hệ thống tên lửa để bắn hạ máy bay cũng như các mục tiêu trên không.

Ông Vladimir Yevseyev cho biết: "Các lô vũ khí mới cung cấp cho đối lập Syria rất nguy hiểm, có khả năng nó sẽ bị Quốc hội phản đối cũng như một số nghị sĩ sẽ ngầm phá hoại. Người Mỹ hiểu rằng ông Obama sẽ sớm rời Nhà Trắng, và chẳng ai muốn chịu trách nhiệm cho quyết định vội vàng của mình". 

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự cũng cảnh báo nếu quyết định của ông Obama nhận được sự chấp thuận của đại biểu và thượng nghị sĩ Mỹ, thì Tân Tổng thống Donald Trump sẽ gặp khó khăn khi hủy bỏ nó.

"Quyết định gỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí cho Syria chỉ mang tính chất chung chung. Việc cấp cụ thể loại vũ khí nào đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Quốc hội", ông Dmitry Abzalov nhấn mạnh.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !