'Chiến lược mơ hồ' giúp Đài Loan đứng vững trước Trung Quốc
Người đứng đầu Đài Loan, ông Mã Anh Cửu đã khiến bạn bè và lãnh đạo các đảng phái đối lập phải giật mình khi cử cố vấn thân cận của mình, ông Kim Bạc Thông làm “đại sứ” tại Mỹ. Hành động này của ông Mã chỉ để chứng tỏ rằng, Đài Loan vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ.
Ông Kim Bạc Thông (bên phải) là cố vấn thân cận của ông Mã Anh Cửu |
Ông Kim Bạc Thông không được gọi là đại sứ, bởi vì Mỹ đã không còn quan hệ theo cấp nhà nước với Đài Loan từ sau khi Trung Quốc tuyên bố hòn đảo này là một phần của Trung Quốc năm 1979.
Ông Kim được coi là người nắm giữ nhiều quyền lực, đặc biệt là trong những chiến dịch tranh cử của các thế hệ lãnh đạo Quốc Dân đảng. Nhưng ông không bao giờ là một nhà ngoại giao, và việc bổ nhiệm này khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều ngạc nhiên.
Trong một cuộc gặp với phóng viên báo chí, ông Kim nhấn mạnh tầm đến “chiến lược mơ hồ”, hòn đảo 23 triệu dân này vừa phải duy trì quan hệ vừa phải đề phòng với Trung Quốc.
Ông Kim cho hay: “Chúng tôi có cách tiếp cận riêng của mình để tồn tại. Chúng tôi cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Mỹ, nhưng chúng tôi cũng phải thận trọng đối phó với Trung Quốc, bởi vì hiện giờ họ là đối tác quan trọng nhất của Đài Loan .Đó là chiến lược khá mơ hồ, và là lá chắn tốt nhất mà chúng tôi có”.
Ông Kim Bạc Thông cho rằng, quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ đã bị “phá vỡ” dưới thời ông Trần Thủy Biển, và những gì ông Trần làm chỉ là những sự “thực dụng”, “lợi ích thấp” nên khó có thể nâng cao sự tin cậy của Washington đối với Đài Bắc.
Ông Mã Anh Cửu muốn có những vũ khí hiện đại của Mỹ. Mặc dù hoàn cảnh đã được cải thiện, nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ việc sẽ sử dụng vũ lực nếu Đài Loan vượt quá giới hạn của bản thỏa thuận ngừng bắn được lập từ năm 1949.
Ông Kim, người luôn quan tâm đến chiến đấu cơ F-22 và F-35 cũng như các tàu ngầm của Mỹ cho hay: “Chúng tôi vẫn phải có khả năng phòng thủ mạnh mẽ để bảo vệ Đài Loan”. Việc bán vũ khí này sẽ càng chọc giận Bắc Kinh.
Ông cho biết thêm: “Cho dù đó chỉ là một hành động mang tính tượng trưng, thì nó vẫn rất quan trọng đối với chúng tôi. Điều đó cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ đối với Đài Loan”.
Các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại và đầu tư có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại tự do, sẽ được tiếp tục vào tháng 3 tới. Đài Loan đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ kéo dài suốt 6 năm qua để hòng lôi kéo Mỹ ngồi vào bàn đàm phán. Ông Kim cho rằng, mâu thuẫn lớn nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và hòn đải này chính là mối quan hệ giữa vấn đề vũ khí và thương mại.
Theo ông Kim, “quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong suốt 30 năm trở lại đây”. Tuy vậy, Mỹ lại khuyến khích Đài Loan xây dựng quan hệ tốt với phía Trung Quốc, “nhưng nhiều người có cùng nhận định rằng, Đài Loan đang quá nghiêng về phía Trung Quốc đại lục”.
Ông Kim Bạc Thông được ông Mã Anh Cửu cửa làm đại diện của Đài Loan tại Mỹ |
Ông Kim tiết lộ về nội dung thông tin mà ông nhận được là: “Cần có quan hệ thân thiết, các mối quan hệ có lợi với Trung Quốc đại lục, nhưng không đi quá xa”.
Theo ông Richard Bush, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á tại Mỹ, thì một số “nhà quan sát Mỹ tin rằng Mỹ nên dừng việc trang bị vũ khí cho Đài Loan.
Trong một lần trả lời phóng viên, ông Bush cho biết: “Nhiều người cho rằng, việc bán vũ khí cho Đài Loan là một trở ngại lớn đối với quan hệ Mỹ-Trung Quốc”.
Ông cho biết thêm, những sự cải thiện mới giữa Đài Loan và Trung Quốc có thể sẽ bị ngừng lại hoặc bị “hạn chế”.
George Tsai, giáo sư tại Đại học Văn hóa Trung Quốc ở Đài Bắc cho biết, ông Kim có mối quan hệ mật thiết đối với người đứng đầu Đài Loan, và là ứng cử viên hoàn hảo để phân tán sự quan tâm của Mỹ.
Theo ông Tsai, “Washington đã gửi thông điệp đến Đài Bắc rằng họ muốn giữ nguyên tình trạng hiện nay giữa hai bờ eo biển”.
Ông Kim thì cho rằng, sự cân nhắc của Mỹ chỉ là “mộng tưởng”, và không có gì là mơ hồ khi ông Mã Anh Cửu cho rằng, ông có thể “hy sinh” để bảo vệ chủ quyền cho Đài Loan.