Chi tiết tàu tuần tra của Nhật Bản viện trợ Việt Nam

Theo một số nguồn tin báo chí, Nhật Bản đã viện trợ Việt Nam tàu tuần tra trung bình lớp Teshio. Bài viết sẽ giới thiệu cụ thể về lớp tàu này.

Việt Nam được tặng tàu tuần tra cỡ trung bình của Nhật

Theo các nguồn tin báo chí ,ngày 5/2/15 , tại TP Đà Nẵng, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu CSB 6001 (Syokaku) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại phí dự án cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Sau khi tàu được hoán cải, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp trang thiết bị tại Nhà máy Đóng tàu Sông Thu, tàu sẽ phù hợp cho Lực lượng CSB sử dụng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, giữ gìn an ninh, an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn.

Theo các nguồn tin nước ngoài, những tàu mà Nhật viện trợ cho Việt Nam thuộc lớp Teshio/Natsui đã qua sử dụng.

Đối với các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, từ lâu Nhật cũng đã cung cấp các trang, thiết bị và giúp đào tạo, huấn luyện nhân viên trên các lĩnh vực giao thông và cứu hộ trên biển. Năm 2007 Tokyo cũng đã viện trợ cho Jakarta 3 tàu tuần tiễu loại 27m. Loại tàu mà chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Philippines có chiều dài khoảng 40m, lượng chiếm nước 180 tấn. Căn cứ vào các loại tàu tuần tiễu hiện có của Nhật, loại được chọn có thể là tàu tuần tiễu cỡ nhỏ PS thuộc lớp Mihashi/Raizan.

Chi tiết tàu tuần tra của Nhật Bản viện trợ Việt Nam - ảnh 1

Lễ tiếp nhận tàu cảnh sát biển do Nhật Bản viện trợ

Là một lớp tàu tuần tra cỡ trung bình 500 tấn dựa trên việc cải tiến thiết kế tàu Bihoro - là một lớp tàu tuần tra đã đóng một loạt 20 chiếc trong các năm 1974-1978, với góc vuông tại mép đường nước. Trong chiến lược phát triển, người Nhật hết sức tiết kiệm, thiết kế bên ngoài của lớp tàu này rất giống với các tàu quét mìn của bên Hải quân (tức là Lực lượng Phòng vệ Hàng hải JMSF - Japanese Maritime Self -Defense Force).Còn Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam lớp tàu tuần tra cỡ trung bình PM lớp Teshio, được xây dựng vào những năm 80 và mang tên Teshio, tiếng Nhật 天塩(天鹽) /てしお . Đây là tên một khu ven biển phía Tây Bắc đảo Hokkaido.Tại đây có ngọn núi Teshio cao 1.558 mét ,có con sông Teshio dài 256 km,con sông dài thứ 4 nước này và đổ ra biển Nhật Bản.

Kích thước chủ yếu của tàu PM lớp Teshio: Chiều dài 67,8 m, rộng 7,9m, mớn nước 4,4 m, lượng chiếm nước 630 tấn, trọng tải 526 tấn, động lực 2 động cơ diesel 3.000 CV, hai trục chân vịt, tốc độ 18 hải lý/giờ. Tàu có tầm hoạt động 3.200 hải lý. Vũ khí một pháo 20mm loại JM61A1 (kiểu M61 Vulcan dùng chung cho Mỹ và NATO, 6 nòng, bắn tốc độ cao). Định biên: 33 người.

Tàu tuần tra Nhật cống hiến 15 phục vụ CSB Việt Nam

Nhật Bản đóng tổng cộng 14 tàu trong lớp này. PM01 Natsui hoạt động tại vùng 2 từ 30/09/1980, được đóng tại Shikoku dock (Takamatsu); về hưu 2013.

PM02 Kitakami, hoạt động tại vùng 2 từ 29/08/1980. Đóng tại Naikaizosen Takuma (Innoshima); về hưu 2012.

PM03 Echizen, hoạt động vùng 1 từ 30/09/1980, đóng tại Xưởng Usuki Ironworks. Ngày 30/04/2008 đã được thay bằng PM25-Echizen.

Chi tiết tàu tuần tra của Nhật Bản viện trợ Việt Nam - ảnh 2

Tàu PM03 Echizen

PM04 Tokachi ,hoạt động vùng 1 từ 24/03/1981. Đóng tại Narasaki shipbuilding (Muroran); về hưu năm 2008.

PM05 Hitachi, hoạt động từ 1/03/1981 .Đóng tại Shiogama, về hưu 2008.

PM06 Okitsu, hoạt động tại vùng 3 từ 17/03/1981. Đóng tại xưởng Usuki Ironworks.

PM07 Isadzu; hoạt động từ 18/02/1982. Đóng tại Hitachi Zosen Naikaizosen Takuma, tại vùng 8 như tàu tuần tra, sau đó thành tàu huấn luyện tại vùng 6 và về hưu năm 2010.

PM08 Chitose hoạt động tại vùng 1 từ 15/03/1983.Được đóng tại Shikoku dock. Về hưu năm 2014.

PM09 Kuwano, hoạt động tại vùng 5 từ ngày 10/03/1983 đóng tại Hitachi Zosen Naikaizosen Takuma (Innoshima). Về hưu 2013.

PM10 Sorachi, hoạt động tại vùng 1 từ 30/08/1984. Thiết kế năm 1983, đặt ky ngày 27/04/1984 tại Xưởng Đóng Tàu Tohoku shipbuilding (Shiogama), hạ thủy ngày 27/9 và bàn giao ngày 2/8/84. Về hưu năm 2013.

PM11 Yubari, hoạt động tại vùng 1 từ 28/11/1985.

Chi tiết tàu tuần tra của Nhật Bản viện trợ Việt Nam - ảnh 3

Tàu PM09 Kuwano

PM 12 Motoura - Hoạt động tại vùng 1 từ 21/11/1986, đóng tại Shikoku dock Industries (Takamatsu); về hưu năm 2012.

PM14 Sendai hoạt động từ ngày 01/06/1988. Đóng tại Shikoku dock ,hoạt động tại vùng 10 và về hưu năm 2012. Từ chiếc PM-15 là lớp Teshio mới gọi là Teshio (2nd) tức Teshio thứ hai, còn lớp cũ được gọi là Teshio/Natsui tức là có kèm theo tên con tàu đầu tiên là Natsui.PM13 Kano /Ishikari; Hoạt động từ 13/11/1986; Đóng tại Naikaizosen Takuma Plant (Innoshima), hoạt động tại vùng 3; về hưu năm 2012.

PM15 là tàu tuần tra 500 tấn đầu tiên thuộc loại phá băng, được khởi công vào ngày 7/10/1994. Tàu có thể liên tục phá băng tới lớp dầy tới 0,55m, trong khi chiều dầy phá băng tối đa của các con tàu khác là 75cm. Tàu được đưa vào hoạt động tại vùng 1 từ ngày 19/10/1995.

Kích thước chủ yếu: dài 54,9 mét, rộng 10,6 m, mớn nước 5,0 mét; lượng chiếm nước 653 tấn. Tàu có hai động cơ diesel, hai trục, tốc độ 14,5 hải lý/giờ ; một pháo 20mm JM61 6, vũ khí điện tử, thuyền viên 35 người.

Hiện chưa rõ Nhật Bản viện trợ ba chiếc tàu nào trong số những tàu kể trên. Với thời hạn phục vụ thông thường của môt tàu tuần tra là 25 năm, các tàu lớp Teshio/Natsui hiện nay đã được cho nghỉ hưu. Khi chuyển nhượng cho các đơn vị khác hay các nước khác và được hoán cải, tuổi hoạt động của con tàu còn được kéo dài thêm khoảng 15 năm nữa.


Theo Báo Đất Việt

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !