Cháu trai quậy tung đám cưới, bà nói một câu mà khách mời lắc đầu ngán ngẩm không muốn can thiệp
Nếu ông bà chiều cháu quá mức sẽ khiến chúng ngày càng ỷ lại, từ đó hình thành những tính cách xấu mà khi trưởng thành khó lòng thay đổi.
Thuở nhỏ, chuyện vui nhất của chúng ta là được mẹ dắt đi đến thăm nhà họ hàng. Đặc biệt là tiệc đám cưới hay tiệc mừng thôi nôi, chúng ta được ăn rất nhiều món ngon, được chơi đùa cùng với những bạn nhỏ khác. Vì thế, rất nhiều bữa tiệc đám cưới thường xuất hiện đám trẻ con vây quần chơi với nhau là chuyện vô cùng thường gặp.
Những nơi có trẻ con nhiều thì ắt phải xáo động, nhiều chuyện xảy ra. Có một lần, chúng tôi về quê ăn đám cưới, khi đó mới hiểu được thế nào là "phụ huynh ngỗ nghịch" sẽ dạy ra "con cái ngỗ nghịch".
Cháu trai của bà Trương đã được 10 tuổi, đi cùng bà nội đến tham dự đám cưới. Sau khi cô dâu bước vào, cậu bé nhìn thấy một dàn những chiếc xe màu đen xếp theo hàng ngoài đường nên rất phấn khích. Sau đó, cậu bé trèo lên mui chiếc xe cưới dài nhất và bắt đầu nhảy nhót vui vẻ.
Anh tài xế vừa mới xuống xe định nghỉ ngơi thì nghe thấy tiếng trẻ nhỏ, mau chóng chạy ra nói lớn lên: "Thằng nhóc, xuống mau, xe này đắt lắm, làm hư là tiêu đời đó". Đứa nhỏ không nghe lời. Anh tài xế đành chạy đến ôm nó xuống.
Bà Trương thấy vậy cũng chạy đến, thấy cháu mình đang nhăn nhó thì hỏi: "Chuyện gì, cục cưng, có người đánh con sao?". Đứa nhỏ chỉ vào anh tài xế, mặt tỏ vẻ đáng thương.
Bà Trương liền lên tiếng: "Cái cậu này sao lại đánh cháu tôi, muốn gì đây? Cái xe rách nát này của cậu đáng bao nhiêu đồng, cháu tôi lên chơi không được sao? Cậu mà làm cháu tôi bị thương là không xong với tôi đâu!".
Anh tài xế kiểm tra chiếc xe, phát hiện trên mui xe trước bị trầy một vết thấy rõ. Anh yêu cầu bà Trương bồi thường. Vừa nghe vậy, bà Trương không đồng ý và hô to gọi mọi người vây đến: "Cậu dựa vào cái gì mà bắt tôi đền tiền sửa xe cho cậu, cháu tôi bị thương rồi đây này, sao cậu không đền tiền viện phí đi. Có mấy cô mấy bác ở đây làm chứng cho tôi, cậu đánh cháu tôi, cậu ăn hiếp người già".
Mấy người hàng xóm và bạn bè đồng loạt quay người đi chỗ khác, chắc là sợ bà bảo họ đến làm chứng. Còn có người nói bóng gió: "Đứa nhỏ này không được dạy dỗ tốt, không nên dắt nó ra ngoài. Đúng là phụ huynh như thế nào sẽ dạy ra trẻ con như thế đó. Đứa trẻ này lớn lên sẽ y chang như bà nội nó, cũng ngang ngạnh ăn nói vô lí như vậy".
Dạy dỗ con cái là trách nhiệm của cha mẹ, nhưng đôi khi vì quá bận bịu công việc nên giao cho ông bà chăm nom. Người già giúp đỡ chăm sóc cháu chắt thì là chuyện tốt nhưng nếu cách dạy cháu có vấn đề thì cũng sẽ làm hại đến con cháu mà thôi.
Cưng chiều cháu quá mức là một "chứng bệnh" của người già. Nếu con cái của bạn có những biểu hiện sau thì đừng nhờ ông bà giúp đỡ chăm nom nữa.
1. Trẻ nhỏ không lễ phép, không tôn trọng người khác.
Nhiều đứa nhỏ được ông bà yêu chiều, luôn hưởng thụ sự yêu thương đến "cuồng nhiệt". Chỉ cần chúng muốn thì ông bà bằng mọi cách phải thỏa mãn cháu của mình. Thế nhưng, những hành động dung túng thái quá, lâu dần sẽ khiến cho đứa nhỏ hình thành nên tính cách ích kỷ, luôn cho mình là trung tâm, không biết tôn trọng người khác, cũng không hề biết lễ phép là gì.
2. Có thái độ biếng nhác trong cuộc sống và học tập, đồng thời xuất hiện nhiều thói quen xấu
Những đứa trẻ được ông bà lo lắng cho từng cái ăn cái mặc, ngay cả áo quần, giày dép cũng phải mặc giúp, rửa tay rửa mặt cũng phải nhờ đến ông bà. Thói "muốn ăn mà không muốn làm" sẽ dần hình thành từ đây, sau đó là hàng loạt hệ lụy: Sống biếng nhác, không có tính độc lập, không có ý chí tiến thủ,…
3. Trẻ nhỏ thích quấy khóc, không có phép tắc, không phân biệt được chuyện đúng sai
Dưới sự bao bọc quá mức của người lớn, trẻ nhỏ sẽ có tư tưởng muốn làm gì thì làm đó. Ngăn cản thì chúng sẽ quấy khóc, vì chúng tin rằng luôn có người bảo hộ và không cần phải sợ một ai khác. Từ đó hình thành lên thói xấu không phân biệt được chuyện đúng chuyện sai và là một mầm mống cho tính cách xấu khi trưởng thành.
Vậy nên, khi muốn nhờ ông bà chăm sóc con cái thì nên làm rõ quan điểm, chúng ta không thể vì trẻ nhỏ quấy khóc mà đáp ứng mọi yêu cầu của chúng, càng không thể dung túng hoặc không nỡ phê bình khi chúng làm sai.
Trẻ con vốn còn nhỏ, nhưng có một ngày chúng sẽ trưởng thành. Đừng để sau này chúng lớn khôn làm chuyện xấu thì bắt đầu quay lại tự trách bản thân vì đã quá nuông chiều con cái.
Lần đầu tiên con gái 17 tuổi đi chơi qua đêm đã bị hạ thuốc, bà mẹ đau lòng nhìn con quằn quại trên giường
Cô con gái 17 tuổi lần đầu đi chơi qua đêm đã bị hại đánh thuốc lạ khiến người mẹ vô cùng đau lòng.
Theo phapluatbandoc.giadinh.net.vn