Châu Âu “khó chịu ra mặt” khi TT Trump muốn các nước tiếp nhận phần tử IS

Lời kêu gọi tiếp nhận và xét xử các phần tử khủng bố IS bị bắt ở Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các nước Châu Âu đã vấp phải những phản ứng không mấy tích cực từ các quốc gia này.

Tuyên bố trên được ông Trump đưa ra trên trang Twitter cá nhân của mình vào ngày 17/2. Khi đó, ông nói rằng Châu Âu phải nhận những phiến quân khủng bố này, nếu không Mỹ và các lực lượng vũ trang đồng minh ở Syria “sẽ buộc phải thả chúng ra ngoài”.

Châu Âu tỏ ra ngần ngại trước việc tiếp nhận các phần tử khủng bố IS.

Lời kêu gọi đã được đưa ra, và gần như ngay lập tức một số nước đã lên tiếng khước từ. “Đây là những kẻ được coi là nguy hiểm bậc nhất trên thế giới. Chúng tôi sẽ không tiếp nhận chúng”, một phát ngôn viên của Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết. Vị quan chức này cũng gọi lời kêu gọi của ông Trump là quá hấp tấp, trong khi tình hình ở Syria vẫn chưa ổn định.

Đức tỏ ra nhẹ nhàng hơn khi bác bỏ yêu cầu của ông Trump, đồng thời giải thích rằng những phiến quân IS có quốc tịch Đức vẫn có quyền quay về nước. Tuy nhiên, những người này sẽ không thể trở về ngay vì những rào cản pháp lý.

“Trên lý thuyết, mọi công dân Đức và những người bị tình nghi đã chiến đấu cho IS đều có quyền trở về nước”, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức cho biết, đồng thời giải thích rằng các nhân viên lãnh sự trước tiên phải tiếp cận từng trường hợp trước khi những người này có thể được chấp nhận trở về.

Chính phủ Bỉ đã tỏ ra bất ngờ trước tuyên bố của ông Trump, và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bỉ Koen Geens đã chỉ trích Tổng thống Mỹ đang đưa ra những yêu cầu quá đáng cho các đồng minh Châu Âu của mình.

“Đáng lẽ sẽ tốt hơn nếu những vấn đề này được nêu ra thông qua các kênh ngoại giao thông thường thay vì qua một dòng tweet vào giữa đêm”, ông Geens cho trả lời phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 17/2 và mong muốn một giải pháp được toàn Châu Âu chấp nhận được đưa ra.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Laurant Nunez nói rằng Pháp tin lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn sẽ không để các phần tử IS người Pháp được tự do hoạt động. “Lực lượng người Kurd mới là những người đang giữ những kẻ khủng bố và chúng tôi tin vào khả năng của họ”, ông Nunez trả lời các hãng tin địa phương.

Tuy nhiên ông Nunez cũng thừa nhận rằng Pháp sẽ phải đối mặt với những phần tử khủng bố trở về nước. “Nếu những kẻ này trở lại lãnh thổ quốc gia chúng ta, chúng sẽ phải trải qua những cuộc điều tra, những phiên tòa xét xử và bị giam giữ”, ông nói.

Tại Anh, câu chuyện về Shamima Begum, một công dân Anh làm vợ của một phiến quân IS đã làm dấy lên những tranh cãi về việc liệu Anh có nên tiếp nhận những công dân đã có quan hệ với các phần tử khủng bố tại Syria hay không.

Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid đã kêu gọi tước bỏ quyền công dân của “những kẻ nguy hiểm” quay trở về Anh khi hành động này “cho đến nay đã đã được thực hiện hơn 100 lần”. Một lựa chọn khác, theo ông Javid, đó là trừng phạt những người trở lại “bất kể độ tuổi và giới tính”. Ngược lại, Bộ trưởng Văn hóa Anh Jeremy Wright nói rằng chính phủ “đến một lúc nào đó phải chấp nhận họ”.

Begum đã chạy trốn khỏi Anh ở tuổi 15, và nay ở tuổi 19 cô này đã có con thứ ba ở Syria. Mặc dù bày tỏ mong muốn quay trở lại Anh, song cô này tỏ ra không hối hận với hành động của mình và nói rằng cô vui khi được sống dưới luật Sharia hà khắc của IS và lấy chồng là phiến quân IS tại Syria.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Mỹ Donald Trump Châu Âu phiến quân IS Syria xét xử

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !