Châu Âu chia rẽ vì Catalonia, Nga “đổ dầu vào lửa”

Châu Âu lại một lần nữa chia rẽ vì kết quả cuộc trưng cầu dân ý về độc lập cho vùng Catalonia, trong khi đó Nga tranh thủ “đổ dầu vào lửa” khi cho rằng thực tế ở Catalonia hiện nay là do những gì mà châu Âu đã thực hiện với vùng Kosovo, Serbia....

trưng cầu dân ý về độc lập cho vùng Catalonia, Tây Ban Nha

Sau khi tổ chức trưng cầu dân ý, người đứng đầu vùng Catalonia Carles Puigdemont tuyên bố rằng chính quyền Catalonia sẽ không chờ đợi các quốc gia khác tự động công nhận độc lập cho vùng đất này.

Người đứng đầu Catalonia cũng cho rằng hiện không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy EU sẽ chấp nhận trở thành trung gian hòa giải quan hệ giữa Madrid với Barcelona. “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ vẫn đề nghị họ (EU) vì đây là trách nhiệm trực tiếp của họ”- Carles Puigdemont tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng để giải quyết các bất đồng hiện nay giữa Madrid và Barcelona, điều cần thiết là phải có vai trò trung gian của các bên thứ ba.

Châu Âu chia rẽ

Hiện các nước EU không những không thừa nhận độc lập cho Catalonia mà còn coi cuộc trưng cầu dân ý này là bất hợp pháp. Trong khi đó, một số quốc gia Liên Xô cũ, trong đó có Nga, coi sự kiện này như những gì đã xảy ra ở Nam Tư cũ.

Tổng thống Serbia Aleksandr Vuchich tuyên bố rằng Serbia hoàn toàn ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha, nhưng vẫn nhắc đến việc cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp ở Catalonia lại gợi đến việc EU đã thừa nhận tính hợp pháp của việc tách Kosovo khỏi Serbia.

“Serbia ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha và tôi đã gửi thư cho Quốc vương và Thủ tướng Tây Ban Nha để khẳng định sự ủng hộ đối với toàn vẹn chủ quyền của vương quốc này. Cũng như họ từ trước đến nay vẫn ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Serbia. Vấn đề là ở chỗ khi Ủy ban châu Âu tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Catalonia là bất hợp pháp thì mỗi người dân Serbia lại đặt ra câu hỏi: Vì sao Brussels lại coi việc Kosovo tách khỏi Serbia thông qua trưng cầu dân ý là hợp pháp?- Tổng thống Serbia nhấn mạnh.

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, khi bình luận về kết quả trưng cầu dân ý ở Catalonia, đã tuyên bố rằng các hành động bạo lực của cảnh sát sẽ không thể giúp giải quyết vấn đề. “Đây là vấn đề lớn không chỉ đối với Tây Ban Nha mà với cả châu Âu. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008 rõ ràng không chỉ làm gia tăng chủ nghĩa ích kỷ mà còn làm gia tăng xu hướng ly tâm ở châu Âu. Trong bất cứ trường hợp nào, rùi cui của cảnh sát sẽ không giải quyết vấn đề mà còn làm nó phức tạp hơn”- ông Radev tuyên bố.

Còn Bộ trưởng Nội vụ và Hành chính Ba Lan Mariush Blashak cho rằng các nước EU không được can thiệp vào tình hình Catalonia. “Nguyên tắc đầu tiên cần phải tuân thủ là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Người dân của một nước phải được quyết định tương lai của chính mình”- ông Blashak tuyên bố.

Ngoại trưởng Đức Zigmar Gabriel lên tiếng kêu gọi Madrid và Barcelona nhanh chóng tiến hành các cuộc đối thoại để tìm kiếm giải pháp cho tình hình sau trưng cầu dân ý. “Những sự kiện sau trưng cầu dân ý cho thấy việc ngừng leo thang căng thẳng là hết sức quan trọng. Tôi kêu gọi hai bên nahnh chóng tiến hành các cuộc đàm phán để đạt được một giải pháp chính trị cấp tốc và hai bên cần hành động trong khuôn khổ Hiến pháp Tây Ban Nha. Tây Ban Nha chỉ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này nếu hai bên tiến hành đàm phán để tìm ra con đường chung”- Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết với Thủ tướng Tây Ban Nha rằng Pháp ủng hộ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha qua tuyên bố “Tôi khẳng định sự ủng hộ của mình đối với sự thống nhất của Tây Ban Nha”. Còn Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng bày tỏ sự ủng hộ với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng lên tiếng kêu gọi duy trì sự thống nhất của Tây Ban Nha, nhấn mạnh tầm quan trọng phải tuân thủ hiến pháp nước này. “Tất nhiên, chúng tôi quan ngại bất cứ hành động bạo lực nào nhưng rõ ràng cuộc trưng cầu dân ý này, theo tôi hiểu, là không hợp hiến. Do đó, điều cần thiết hiện nay và phải tạo lập được sự cân bằng”- Ngoại trưởng Anh tuyên bố, đồng thời hy vọng tình hình sẽ nhanh chóng được ổn định trở lại.

Còn bà Nicola Sturgeon- Thủ hiến Scotland, quốc gia cũng đã từng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về độc lập khỏi Vương quốc Anh năm 2014, đã lên tiếng coi các tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson về trưng cầu dân ý ở Catalonia là “đáng xấu hổ”.

“Tuyên bố của Ngoại trưởng Anh về Catalonia là đáng xấu hổ. Người bạn thực sự của Tây Ban Nha đáng ra phải nói với họ rằng các hành động hiện nay là sai lầm và sẽ mang đến nhiều hậu quả”- bà Nicola Sturgeon viết trên Twitter cá nhân của mình.

Thư ký báo chí Tổng thống Nga Peskov và Tổng thống Nga Putin

Nga “đổ dầu vào lửa”

Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitri Peskov tuyên bố rằng, quan điểm của Kremlin (về việc trưng cầu dân ý ở Catalonia là chuyện nội bộ của Tây Ban Nha) sẽ không thay đổi. Ông Peskov cũng từ chối đánh giá về các hành động của lực lượng an ninh Tây Ban Nha (trong trấn áp người biểu tình Catalonia) nhưng nhấn mạnh rằng Moscow “không chấp nhận lực lượng nào đó đánh giá các biện pháp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật Nga”.

Tuy nhiên, các bình luận về những sự việc ở Catalonia của các chính trị gia Nga lại cho thấy Nga đang cáo buộc EU đang sử dụng “tiêu chuẩn kép” trong giải quyết các vấn đề tương tự như trưng cầu dân ý ở Catalonia.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Andrey Klimov, đối với trường hợp Catalonia, EU sẽ không áp dụng lôgic mà đã từng áp dụng khi công nhận độc lập cho Kosovo “vì không ai hủy bỏ các tiêu chuẩn kép ở châu Âu”.

Còn Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Leonid Slutski cho rằng các phản ứng của EU đối với kết quả trưng cầu dân ý ở Catalonia là sự thể hiện rõ ràng “tiêu chuẩn kép”. “Những gì đang diễn ra ở Catalonia là một phần hậu quả của chính sách của EU với Nam Tư cũ. Chính khi đó Hộp Pandora (sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người, được tặng. Nàng Pandora đã được Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút "hy vọng" mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống) đã được mở ra ở Kosovo”- ông Leonid Slutski tuyên bố. Ông Slutski cũng nhấn mạnh rằng “Nga khi đó đã cảnh báo rằng kế hoạch xác định quy chế cho Kosovo và tách Kosovo khỏi Serbia sớm hay muộn sẽ là tiền lệ để nảy sinh tình trạng này ở các khu vực khác nhau trên thế giới”.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !