Châu Á sẽ ra sao nếu châu Âu đổ vỡ?

Mặc dù tình hình Hy Lạp tạm thời bớt căng thẳng nhưng trong lúc các rắc rối bắt đầu nổi lên từ Tây Ban Nha với chi phí vay nợ lại tăng lên và Hy Lạp đang đối mặt với những khoản cắt giảm đau đớn đổi lại gói giải cứu thì nhiều người sẽ không thể không đặt câu hỏi: "Châu Á sẽ ra sao nếu nền kinh tế và hệ thống tài chính châu Âu đổ vỡ?".

Châu Á sẽ ra sao nếu châu Âu đổ vỡ?

Người Hy Lạp ủng hộ nhận giải cứu

Đức cần rút khỏi euro chứ không phải Hy Lạp

Các thị trường đồng loạt "lên điểm" sau gói giải cứu Tây Ban Nha

Châu Á sẽ ra sao nếu châu Âu đổ vỡ?

Nếu khối đồng euro đổ vỡ thì các nền kinh tế châu Á sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy trong khi hầu hết các quốc gia châu Á đều bị ảnh hưởng khi nền kinh tế thế giới “hắt xì hơi” thì mức độ ảnh hưởng lại khác nhau tùy thuộc vào việc quốc gia nào có mối liên hệ thương mại và tài chính lớn nhất với thế giới và quốc gia nào có sự chuẩn bị tốt nhất với dự trữ ngoại hối lớn, ngân khố chính phủ dồi dào và các ngân hàng trung ương đã chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất.

Nhìn chung, châu Á có cơ hội đối phó với cắt giảm lãi suất và chi tiêu chính phủ nhiều hơn phương Tây. Nhưng kể từ sau các vấn đề mới nảy sinh từ cuộc khủng hoảng 2008, một số quốc gia điển hình là Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản cho thấy khả năng đón nhận “bão tố” kém hơn.

“Như chúng ta đã thấy qua bài học Lehman, khi bạn đã tham gia vào hệ thống tài chính toàn cầu thì không có ai là thoát được ảnh hưởng của nó trong ngắn hạn”, Richard Jerram, nhà kinh tế học hàng đầu tại Ngân hàng Singapore, nhận xét. (Lehman Brothers, một trong những tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ, phá sản ngày 15/9/2008 với khoản nợ 613 tỷ đôla Mỹ. Đây được coi là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ).

Theo các nhà phân tích, tình huống Lehman có thể xảy ra nếu Hy Lạp không thực hiện tốt các cam kết của mình và rời bỏ khối đồng euro, hay Tây Ban Nha và Ý cần một gói giải cứu mà châu Âu không thể kham nổi. Khi đó, chứng khoán và tiền tệ châu Á sẽ sụt giảm, các đường hàng hải sẽ trống không và sẽ không còn tiền để cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp vay và kinh tế sẽ tăng trưởng chậm chạp.

Các nền kinh tế lệ thuộc nặng nề và ngoại thương như Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia có khả năng chịu ảnh hưởng lớn nếu châu Âu tan rã. Doanh thu từ xuất khẩu của Hàn Quốc đối với các mặt hàng như xe hơi và smartphone (điện thoại thông minh) đóng góp tới 50% tổng thu nhập quốc dân. Đối với Đài Loan, doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng trên chiếm tới 70% GDP.

“EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của khu vực này (châu Á) và không thể dễ dàng bị các thị trường khác thay thế, ít nhất là về mặt ngắn hạn”, nhà kinh tế học Sanjay Mathur nhận xét.

Các nền kinh tế lệ thuộc vào tài chính và đầu tư từ các ngân hàng quốc tế sẽ cảm nhận “sự đau đớn”.

Là các trung tâm tài chính, Singpapore và Hồng Kông sẽ chịu ảnh hưởng từ các ngân hàng châu Âu và chắc chắn sẽ chứng kiến tình trạng cắt giảm nhân viên lớn của các ngân hàng. Nợ từ các ngân hàng châu Âu của Malaysia chiếm tới 20% GDP của nước này, một mức khá cao trong khu vực. Những quốc gia có hệ thống tài chính khép kín hơn như Trung Quốc sẽ “miễn dịch” tốt hơn.

Một số nền kinh tế lệ thuộc rất nhiều vào ngoại thương và tài chính lại có khoản dự trữ lớn để đối phó với tình trạng suy thoái của châu Âu. Hồng Kông và Singapore có các quỹ dự trữ “đề phòng ngày mưa” khổng lồ để giúp người dân và các doanh nghiệp có thể xoay xở trong lúc khó khăn.

Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, các quốc gia khác đã có những bước chuẩn bị để chống chọi nếu tình hình xấu đi. Sau khi chịu sự sụt giảm của hệ thống tài chính và giá trị đồng tiền thấp xuống 50% trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần trước, Hàn Quốc hiện nay đã tích lũy nhiều hơn và các ngân hàng của nước này lệ thuộc ít hơn vào các khoản vay nước ngoài ngắn hạn. Trong khi đó, Thái Lan đã thúc đẩy lương tối thiểu và tích lũy thu nhập để giúp người dân nếu xuất khẩu của nước này suy giảm.

Nhưng nhiều quốc gia châu Á khác có ít sựa lựa chọn hơn so với năm 2008 và 2009, khi đó các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia dựa vào kích cầu hoặc thị trường tiêu thụ nội địa lớn đến có sức mạnh vượt qua.

Nhật Bản đang bị bó buộc chân tay vì nợ công lên tới 200% GDP và không có nhiều cơ hội hành động về mặt tiền tệ do lãi suất của nước này đã ở mức cực thấp và các ngân hàng đã mua lượng lớn trái phiếu. Nhật cũng lo sợ đồng yên tăng giá trong lúc xuất khẩu của nước này gặp khó khăn và nhu cầu của châu Âu đối với hàng hóa Nhật Bản đang giảm sút.

Ấn Độ sẽ dễ tổn thương hơn năm 2008. Nước này có thâm hụt ngân sách cao hơn, có nghĩa là hệ thống tài chính cần thêm vốn từ nước ngoài để có thể duy trì sự tồn tại, điều rất khó có được khi các thị trường toàn cầu thu lại vốn. Nợ chính phủ cũng cao hơn khiến New Delhi khó có thể thực thi gói kích cầu. Ngân hàng trung ương thì tăng trưởng chậm và lạm phát thì vẫn duy trì mức cao, khiến nước này gặp hạn chế trong việc cắt giảm lãi suất cho vay. Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ cũng thấp hơn năm 2008.

Trong khi đó, Việt Nam đang chống chọi với tình trạng tăng trưởng thấp và lạm phát cao mặc dù đã giảm bớt trong thời gian vừa qua, và không giống như Ấn Độ, Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu sang châu Âu với doanh thu chiếm tới 13% GDP.

Còn Trung Quốc, trong khi có lượng tiền lớn để phục vụ gói kích cầu khổng lồ mới, đã tỏ ý không muốn vội vàng mà muốn tăng trưởng chậm và bền vững hơn. Nếu Trung Quốc không dùng đến dòng tiền kích cầu thì sẽ không giúp thúc đẩy tăng trưởng của các nước láng giềng, đặc biệt là các nước xuất khẩu hàng hóa cho nước này là Úc và Malaysia.

Tất nhiên, thảm họa đồng euro có thể đảo chiều như kết quả mà các cuộc bầu cử Hy Lạp đã đem lại. Dù cho đồng euro đang sống sót thì tình trạng thiếu chắc chắn vẫn còn, châu Âu tiếp tục chìm trong suy thoái và thế giới tránh được một "khải huyền tài chính" (tức một cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng gặp bao giờ). Nếu kịch bản này tiếp tục, thì theo các nhà kinh tế, châu Á có khả năng vẫn vững bước tiến lên.

“Châu Á đã chuẩn bị rất tốt cho kịch bản châu Âu rơi vào rối loạn. Một cuộc suy thoái vừa phải diễn ra ở châu Âu sẽ không quá nguy hiểm đối với châu lục này”, ông Jerram nói.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !