"Charlie Hebdo là vấn đề của riêng nước Pháp"

Phân biệt đối xử, bất công xã hội là vấn đề riêng của Pháp mà lâu nay chính phủ nước này chưa thể giải quyết triệt để, dẫn tới vụ tấn công tại tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Paris hôm 7/1.

Đó là nhận định trong một bài bình luận được đăng trên tạp chí News Week. Theo tờ này,  nhà đồng sáng lập tổ chức chống phân biệt tôn giáo Les Indivisibles và là thành viên của Mạng lưới chống phân biệt chủng tộc tại châu Âu, ông Rokhaya Diallo cho rằng chính phủ Pháp cần nhận thức được rằng vụ xả súng tại tòa soạn Charlie Hebdo là vấn đề riêng của nước này. Từ đó, Pháp mới có thể tự rút ra được những bài học kinh nghiệm và ngăn chặn những cuộc tấn công tương tự lặp lại trong tương lai. Thậm chí, nước Pháp từng phải thừa nhận rằng họ đã thất bại trong việc triển khai những hành động mạnh tay để loại bỏ tình trạng bất công xã hội và giúp người di cư hội nhập với cộng đồng.

Điển hình, hai anh em Chérif và Saïd Kouachi, thủ phạm vụ xả súng tại tòa soạn Charlie Hebdo, đều sinh ra và lớn lên tại Pháp. Và họ không phải là những thành phần quá khích từ nước ngoài tới Pháp để thực hiện vụ tấn công. Thực tế, tư tưởng cực đoan đã lớn dần khi họ sinh sống ở Pháp. Cuộc tấn công khủng bố hôm 7/1 cũng chính là lời giải thích cho việc họ bị gạt ra ngoài cộng đồng chung và bị đối xử bất công, theo ông Diallo.

Biếm họa trên tạp chí Charlie Hebdo đã khiến một bộ phận người dân thế giới phản đối.

Trong khi đó, tờ News Week cho rằng bước đầu tiên trong cuộc chiến chống tư tưởng cực đoan là chính phủ Pháp cần loại bỏ việc phủ nhận bất đồng tôn giáo không xảy ra ở nước này. Bởi lâu nay, nước Pháp vẫn tự cho rằng quốc gia họ là nơi mà những người thiểu số có thể chung sống hòa thuận với cả xã hội Pháp và cho ra đời nguyên tắc: "Tự do, công bằng và bằng hữu".

Song, theo ông Diallo, kể từ sau cuộc tuần hành năm 1983 vốn được xem là động thái đầu tiên bảo vệ sự công bằng cho những công dân Ả Rập và châu Phi sinh sống tại Pháp, chính phủ nước này vẫn chưa thể làm gì hơn để thay đổi quan niệm phân biệt đối xử.

Ví dụ, giữa thập niên 90 và giữa những năm 2000, hàng loạt cuộc biểu tình và bạo động đã bùng phát với sự tham gia của giới trẻ sinh sống tại ngoại ô thành phố Paris và nhiều thành phố khác trên nước Pháp. Các cuộc biểu tình là để phản đói tình trạng phân biệt đối xử, cảnh sát đánh đập và phân biệt sắc tộc. Tuy nhiên, những bất ổn và sự tức giận này lại dường như bị giới lãnh đạo Pháp phớt lờ.

Do đó, chính phủ Pháp không hề đưa ra biện pháp nào cụ thể để thúc đẩy cơ hội tiến tới đối xử bình đẳng với mọi người dân sinh sống tại quố gia này. Ngoài ra, không một văn bản pháp lý nào nhắc tới việc xử lý các trường hợp vi phạm. Điển hình, những nhân viên cảnh sát liên quan tới cái chết của 2 công dân Pháp theo đạo Hồi là Zyed Benna và Bouna Traore hồi năm 2005, chưa từng phải ra tòa xét xử. Điều này đã khơi lên ngọn lửa tức giận cháy âm ỉ trong một bộ phận người dân Pháp.

Tờ News Week thì cho rằng thông qua vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí hài Charlie Hebdo, sự nghi ngờ cố hữu đã trở thành mối đe dọa số 1 tới nền thống nhất và đoàn kết dân tộc tại Pháp. Bởi trong suốt một thập niên qua, người Hồi giáo luôn bị đưa vào diện nghi ngờ hàng đầu trong mọi cuộc tấn công tại nước này.

Sự nghi ngờ mà ông Diallo nhắc tới đã được phản ánh trong câu chuyện tại phòng làm việc của người bạn ông. Khi mà cả phòng làm việc dành 1 phút để tưởng nhớ những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công kinh hoàng hôm 7/1, một nhân viên gốc Ả Rập duy nhất trong phòng làm việc đã bị các đồng nghiệp để ý và soi xét để tin rằng cô ấy luôn đoàn kết với các bạn trong phòng.  

Ngay cả sau khi thảm kịch xảy ra, ông Diallo cũng là một trong những khách mời có mặt trong một chương trình phát thanh đặc biệt tham gia bình luận về vụ việc. Cuộc thảo luận đã bị đẩy lên cao trào khi nhà bình luận của tờ Le Figaro, ông Ivan Rioufol cho rằng chắc chắn thủ phạm gây ra vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo là người theo đạo Hồi.

Hình ảnh người Hồi giáo sinh sống tại Pháp.

Theo ông Diallo, tuyên bố của nhà bình luận Rioufol đã đẩy 4 – 5 triệu người Hồi giáo sinh sống trên toàn nước Pháp bị đưa vào diện nghi vấn. Trong khi đó, những người đã tránh để không bị buộc tội lại phải chứng minh rằng mình trung thành với nước Pháp hơn là với đạo Hồi. Theo ông Diallo, chính tư tưởng bài Hồi giáo "thâm căn cố đế" đã khiến tình trạng chia rẽ xã hội trong cộng đồng nước Pháp ngày càng sâu sắc và ảnh hưởng tới nền thống nhất ổn định ở nước này trong tương lai.

Điển hình, kể từ ngày 7/1, hơn 50 vụ việc mang tên "nỗi sợ Hồi giáo" bao gồm cả các cuộc tấn công nhằm vào các nhà thờ đã xảy ra tại Pháp. Ngay cả trước thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn Charlie Hebdo, nhiều tài liệu còn ghi nhận tình trạng cảnh sát Pháp đối xử bất công với các công dân gốc châu Phi và Ả Rập sinh sống tại nước này trong quá trình tiến hành kiểm tra nhân thân. Đây cũng chính là tình trạng đối xử bất công giữa người dân trong cùng một nước phổ biến tại Pháp.

Còn theo ông Diallo, Pháp từng là quốc gia có số lượng người Hồi giáo và Do Thái sinh sống đông nhất tại Tây Âu. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thể thay đổi nếu như chính phủ Pháp không có những biện pháp giúp nâng cao tình đoàn kết trong xã hội.

Ngoài ra, nhiều người dân trong nước Pháp sẽ cảm thấy ngày càng bị đe dọa và cô lập. Không chỉ người Hồi giáo, mà những vụ việc liên quan tới tư tưởng bài Do thái cũng sẽ gia tăng khiến nhiều người Pháp gốc Do Thái lo sợ không dám cho con em mình tới các ngôi trường Do Thái học tập. Thậm chí, nhiều người sẽ tìm cách rời khỏi nước Pháp. Lúc đó, Pháp sẽ không còn là nơi sinh sống của người dân Pháp bởi chính phủ đã buộc người dân phải rời bỏ quê hương.

Do đó, vụ tấn công khủng bố tòa soạn Charlie Hebdo chính là phép thử với xã hội Pháp và bài học với các chính trị gia nước này. Khi đất mẹ từ chối chính đứa con của mình, đứa trẻ buộc phải tìm cho mình một nơi trú ngụ mới. Và tư tưởng cực đoan cũng hình thành từ đây. Còn đối với chính phủ Pháp, họ cần nhận thức được vấn đề và ngăn chặn tư tưởng phân biệt dân tộc cũng như bất công xã hội hình thành chứ không phải là gieo rắc thêm nỗi sợ hãi và nghi ngờ.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của trang News Week, phiên bản điện tử của tạp chí News Week có trụ sở đóng tại Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !