Chân dung tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Là cựu chiến binh Việt Nam, từng là ứng cử viên tổng thống Mỹ 2004 và hiện là Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ, John Kerry có dấu ấn mạnh mẽ trên trường chính trị của nước Mỹ với hình ảnh một người lính kỳ cựu có tài trong ngoại giao.
Chân dung tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - ảnh 1
John Kerry - Thượng nghị sỹ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Obama

Cuối tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã đưa ra quyết định sẽ đề cử John Kerry, thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ trở thành Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống mới của mình vào năm sau, thay thế cho sự ra đi của bà Hillary Clinton.

Trước đó, đã có những lời đồn đoán rằng John Kerry sẽ thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta bởi những kinh nghiệm từng có của ông trong cuộc chiến tranh Việt Nam và bà Susan Rice, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc sẽ là Ngoại trưởng tương lai. Tuy nhiên, do những áp lực trách nhiệm từ vụ giết hại đại sứ Mỹ ở Bengzahi, bà Susan Rice đã từ chối việc sẽ lên làm Ngoại trưởng Mỹ.

John Kerry sinh năm 1943 tại Denver, Colorado, là con trai của một viên chức làm việc ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp Đại học Yale, ông tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam sau đó trở về và tiếp tục học tập tại trường Đại học Luật Boston. Năm 1982, ông trở thành Phó Thống đốc Bang Massachusetts. Năm 1984, ông được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ với tư cách là thành viên Đảng Dân chủ đại diện cho bang Massachusetts và làm việc ở vị trí này đến hôm nay.

Trên chính trường nước Mỹ

Trong khi phục vụ tại Thượng viện, ông Kerry đã giành được danh tiếng như là một nhà lập pháp trung tâm của phe cánh tả. Ông ủng hộ tự do thương mại, mở rộng chính sách quân sự, đối ngoại ra nước ngoài, đầu tư cho giáo dục, bảo vệ môi trường và sự phát triển của nền kinh tế mới công nghệ cao.

Năm 2004, ông Kerry được Đảng Dân chủ đề cử tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Nền tảng chiến dịch tranh cử của John Kerry lúc đó là chỉ trích chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Bush, đặc biệt là trong việc xử lý cuộc chiến tranh ở Iraq, mặc dù trước đó ông đã bỏ phiếu chấp thuận phát động cuộc chiến tại Iraq và ông cũng đã bỏ phiếu chống lại một gói viện trợ trị giá 87 tỷ USD cho nước này. Lý do của Kerry là Tổng thống Bush đã lạm dụng sự tin tưởng của Quốc hội đặt vào ông ta, và tiếp tục chỉ trích Tổng thống Bush vì đã “hoang phí lợi thế thương mại của thế giới sau ngày 11/9”.

Tháng 7/2004, John Kerry đã chọn Thượng nghị sỹ Bắc Carolina John Edwards làm bạn đồng hành của mình trong cuộc tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ mới. Cuối tháng đó, hai người được sự ủng hộ của vợ chồng ông Bill Clinton, Jimmy Carter và Madeline Albright và những người khác tại Hội nghị quốc gia Đảng Dân chủ ở Boston. Tháng 11/2004, ông John Kerry thừa nhận chiến thắng lần thứ 2 của tổng thống đương nhiệm George W. Bush.

John Kerry và Việt Nam

John Kerry tham gia vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam bởi khát khao được khám phá và những ảnh hưởng từ sự nghiệp của tổng thống Kennedy. Tuy nhiên, trước khi bước chân vào quân đội trong vai trò sĩ quan, Kerry từng chỉ trích chính phủ Mỹ khi tiến hành chiến tranh tại Việt Nam: “Đó là bước nối dài của chủ nghĩa cô lập và đã trở thành chủ nghĩa can thiệp… Cuộc chiến ở Việt Nam đã đẩy người dân Mỹ vào chân tường”.

Năm 1968, John Kerry đến Việt Nam và chỉ huy 2 tàu tuần tra dọc sông vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chứng kiến những cảnh giết hại và các cuộc càn quét trong vùng “tùy nghi bắn hạ” đã làm John Kerry thay đổi khát khao khám phá của mình. Ông đứng ra chống lại việc binh lính bắn giết thường dân sau khi chứng kiến hình ảnh một bé trai 12 tuổi người Việt Nam bị lính Mỹ bắn chết.

“Đó là một trong những điều tồi tệ. Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ quên được hình ảnh về cậu bé đó”. Tháng 3/1969, John Kerry cương quyết xin thuyên chuyển khỏi Việt Nam 6 tháng trước ngày kết thúc nhiệm vụ.

Năm 1970, John Kerry yêu cầu được giải ngũ kết hôn với bà Julia Thorne và cùng vợ tích cực tham gia các phong trào phản chiến. Ông tham gia vào Hội cựu chiến binh chống chiến tranh ở Việt Nam (VVAW) và tổ chức các cuộc tuần hành ngay tại Washington.

Ngày 22/4/1971, John Kerry ra trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về quan điểm của mình về chiến tranh Việt Nam. Bài phát biểu của ông tại đây được đánh giá là diễn văn nổi tiếng nhất suốt cuộc đời chính trị của ông cho đến nay và đã đưa Kerry vào vị trí một trong những cựu binh được trọng vọng nhất nước Mỹ vào thời điểm đó. Câu chất vấn “Làm sao có thể yêu cầu một con người phải chết cho một sai lầm?” đã gắn liền với cuộc đời của John Kerry. Trong buổi điều trần, ông Kerry cũng đã tố cáo hành vi sát nhân và diệt chủng của binh lính Mỹ tại Việt Nam.

Sau khi trở thành Thượng nghị sỹ Mỹ, ông và Thượng nghị sỹ John McCain – cũng từng là cựu binh Việt Nam nhiều lần quay trở lại Việt Nam cùng đoàn tìm kiếm các cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh. Vào năm 1992, khi Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ, John Kerry trở thành người đi đầu trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngày 11/7/1995, khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Thượng nghị sỹ John Kerry cũng đã đứng cạnh ông trong lúc phát biểu.

Một số hình ảnh về John Kerry trong Chiến tranh Việt Nam

Chân dung tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - ảnh 2
John Kerry, chỉ huy trưởng 2 tàu tuần tra dọc sông Cửu Long.
Chân dung tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - ảnh 3
Ông Kerry đã có một cuộc gặp gỡ với Cộng sản Việt Nam năm 1970 tại Paris bất chấp hành động này được xem là "vi phạm pháp luật" Mỹ lúc bấy giờ.
Chân dung tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - ảnh 4
Buổi điều trần của John Kerry về quan điểm của ông về Chiến tranh Việt Nam. Buổi điều trần cũng đã đem lại tiếng vang cho ông như là cựu chiến binh được trọng vọng nhất lúc bấy giờ.
Chân dung tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - ảnh 5
Hình ảnh một tờ báo đưa tin về bài phát biểu chống chiến tranh ở Việt Nam của John Kerry cùng với Jane Fonda
PHAN SƯƠNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !