Chân dung ông Hồ Hùng Anh của Masan và Techcombank

Ngoài chức danh Chủ tịch Techcombank và Phó Chủ tịch tại Masan Group, ông Hồ Hùng Anh hiện cũng là Chủ tịch Techcom Capital và là thành viên HĐQT Techcom Securities, hai công ty con thuộc Techcombank.
Chân dung ông Hồ Hùng Anh của Masan và Techcombank - ảnh 1

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, Phó Chủ tịch HĐQT Masan Group.

Giữa Techcombank và Masan có mối quan hệ khăng khít, không chỉ bởi Masan đang nắm giữ 34,4% vốn của ngân hàng này. Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group, trong khi ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group đồng thời lại là Phó Chủ tịch thứ nhất của Techcombank.

Tại Masan Group, ông Hồ Hùng Anh được giới thiệu là “đã có nhiều đóng góp vào giai đoạn phát triển ban đầu của Masan Group và đưa ra những phương hướng chiến lược. Ông dành thời gian để điều hành Techcombank, một công ty liên kết của Tập đoàn Masan, với mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam”.

Thông báo ngắn gọn này của Masan cũng đủ để cho thấy, “sân khấu chính” của ông Hồ Hùng Anh là ở Techcombank, còn ở Masan, ông Nguyễn Đăng Quang mới là người có tiếng nói thực sự.

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm của Masan Group, ông Hồ Hùng Anh đang sở hữu tới 32,13% cổ phần tại tập đoàn này, tương đương 242.921.247 cổ phiếu MSN. Trong khi đó, vợ ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy đang nắm giữ 3.769.245 cổ phiếu MSN, tương đương 0,5%. Với lượng sở hữu khủng tại MSN, ông Hồ Hùng Anh trở thành một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam khi cổ phiếu MSN là mã có mức vốn hóa lớn trên thị trường. Trong phiên giao dịch ngày 28/07/2016, cổ phiếu MSN đóng cửa ở mức giá 66.000 đồng/cổ phiếu.

Trước khi luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD) 2010 có hiệu lực, luật cho phép cổ đông & nhóm người liên quan được sở hữu trên 20% cổ phần của một doanh nghiệp. Theo quy định của Luật TCTD 2010, giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông & nhóm người liên quan tối đa là 20% và tỷ lệ sở hữu của một cổ đông pháp nhân trong nước tối đa là 15 %. Do vậy, hồi cuối năm 2015, bộ đôi Hồ Hùng Anh – Nguyễn Đăng Quang và một loạt các thành viên HĐQT cùng những người có liên quan đã phải bán bớt cổ phần tại Techcombank để “chạy trần” sở hữu.

Theo thông báo giao dịch của cổ đông nội bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan cuối năm 2015, hơn 90,7 triệu cổ phần, tương đương hơn 10% vốn điều lệ của Techcombank, đã được các cổ đông nội bộ và người liên quan đăng ký bán ra để đảm bảo tỷ lệ sở hữu theo quy định bằng hình thức thỏa thuận.

Cụ thể, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, đăng ký bán 9.530.700 cổ phiếu (tỷ lệ 1,0735% vốn), vợ ông Hùng Anh – bà Nguyễn Thị Thanh Thủy bán 27.689.657 cổ phiếu (tỷ lệ 3,1189%), em trai Hồ Anh Ngọc bán 8.883.268 cổ phiếu (tỷ lệ 1%). Tổ chức liên quan- công ty TNHH dịch vụ đầu tư tài chính AT&M bán toàn bộ 9.535.866 cổ phiếu (tỷ lệ 1,0738% vốn). Tổng lượng bán ra của nhóm này là 55.639.491 cổ phiếu, chiếm gần 6,27% vốn điều lệ.

Nhóm cổ đông Nguyễn Thiều Quang, Phó chủ tịch HĐQT Techcombank, đăng ký bán tổng số 25.438.304 cổ phiếu, chiếm 2,68% vốn ngân hàng, để giảm sở hữu nhóm xuống 0,21%. Trong đó, ông Nguyễn Thiều Quang đăng ký bán 8.501.149 cổ phiếu, vợ ông Nguyễn Thiều Quang- bà Phùng Minh Nguyệt bán 3.225.596 cổ phiếu, em trai Nguyễn Thiều Nam bán toàn bộ 13.711.559 cổ phiếu.

Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang cũng đăng ký bán tổng số 9.699.279 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,092%. Sau giao dịch, ông Quang chỉ còn nắm 100.000 cổ phiếu, còn bà Yến không còn cổ phiếu tại Techcombank. Tuy nhiên, Masan Group do ông Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch lại đang sở hữu 15% cổ phần tại Techcombank. Bản thân ông Nguyễn Đăng Quang cũng chỉ nắm giữ vỏn vẹn 10 cổ phiếu tại Masan Group.


Theo lời Ông Đỗ Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank: “Đây là giao dịch thông thường theo hướng dẫn của NHNN để đảm bảo tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần tại Techcombank và hoàn toàn không có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bình thường của Ngân hàng”. “Giao dịch này cũng không ảnh hưởng đến cơ cấu Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo của Techcombank,” ông Đỗ Tuấn Anh khẳng định.

Với những quan hệ ràng buộc giữa Masan và Techcombank kể trên, đủ thấy doanh nhân sinh năm 1970 Hồ Hùng Anh là đại gia tiếng tăm trong lĩnh vực ngân hàng và hàng tiêu dùng như thế nào. Được biết, ông Hồ Hùng Anh có bằng Cử nhân ngành Điện tử từ Đại học Bách khoa Kiev. Ông trở thành Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan từ năm 1997-2004, rồi Tổng Giám đốc Công ty Masan - RUS Trading tại CHLB Nga. Từ năm 2004 là Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan. Cũng trong năm 2004, ông Hồ Hùng Anh là thành viên HĐQT Techcombank và trở thành Phó Chủ tịch từ năm 2005 – 4/2008, sau đó là Chủ tịch ngân hàng này đến nay.

Ngoài chức danh Chủ tịch Techcombank và Phó Chủ tịch tại Masan Group, ông Hồ Hùng Anh hiện cũng là Chủ tịch Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) và  là thành viên HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities), hai công ty con thuộc Techcombank. 


Nguyễn Tuân

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.