Chân dung Ngoại trưởng Triều Tiên - người vừa "tạt lửa" vào mặt Tổng thống Mỹ

Phát ngôn chỉ trích Mỹ mạnh mẽ của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mới đây đã khiến những người quen biết với nhà ngoại giao này cảm thấy bị sốc vì ông vốn được biết tới là người điềm đạm.

Theo một số nguồn tin quen biết với Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho, người đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "Tổng thống ác quỷ" hồi tuần trước tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Ri là một trí thức điềm đạm, chuyên nghiên cứu hồi ký của các cựu Tổng thống Mỹ và có sở thích uống rượu whiskey.

Hôm 23/9, phát biểu trước 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ, ông Ri đã đưa ra một thông tin gây sốc khi nhấn mạnh, Triều Tiên sắp thử bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương để đáp trả lại lời đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên của Tổng thống Trump.

Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho.

Trong khi những lời khiêu chiến với Mỹ thường xuất phát từ các quan chức quân đội Triều Tiên, việc ông Ri đưa ra tuyên bố trên đã thực sự khiến bạn bè và đồng nghiệp của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cảm thấy bất ngờ. Bởi ông Ri được biết tới là một nhà ngoại giao lịch thiệp và nhẹ nhàng thậm chí là có khiếu hài hước nhưng khả năng tranh luận lại rất sắc sảo.

"Với vai trò là một nhà đàm phán, ông Ri thực sự làm tròn vai vì ông ấy luôn bình tĩnh trong suốt cuộc đối thoại. Ông ấy là con người năng động và lý trí", Reuters dẫn lời ông Wi Sung-lac, cựu đại sứ Hàn Quốc từng tham dự các cuộc họp 6 bên nhằm yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ phát triển hạt nhân. Ông Wi cũng đã gặp ông Ri hai lần vào năm 2011 trong cuộc họp do Trung Quốc chỉ trì nhằm nối lại vòng đàm phán 6 bên vốn bị hủy bỏ vào năm 2008. 

Theo Reuters, ông Ri còn là người rất giỏi trong việc biến các khẩu hiệu tuyên truyền của Triều Tiên thành ngôn ngữ ngoại giao trong các cuộc họp với những người đồng cấp phương Tây. Ngoài ra, trong những lúc rảnh rỗi, ông Ri thường nghiên cứu những việc mà các cựu Tổng thống Mỹ từng làm.

"Ông Ri không đơn thuần chỉ là người phát ngôn cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông ấy thích đọc hồi ký của các cựu Tổng thống Mỹ như Nixon, Bush và cựu ngoại trưởng Henry Kissinger. Ông ấy muốn hiểu cách người Mỹ suy nghĩ. Nếu có bất cứ cuộc tranh luận nào về chính sách của Triều Tiên với Mỹ, ông ấy luôn là người tiên phong đưa ra những ý tưởng và chiến thuật mới. Ông ấy là một chiến lược gia", Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên quen biết với Bộ trưởng Ri.

Đôi điều về Bộ trưởng Ri

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, ông Ri sinh năm 1956 và là con trai của ông Ri Myong Je, cựu phó ban Tổ chức và Hướng dẫn (OGD), một cơ quan thuộc đảng Lao động Triều Tiên chuyên giám sát hoạt động bổ nhiệm các vị trí nhân sự chủ chốt cho chính phủ.

Ông Ri Myong Je từng là một biên tập viên tại hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA).

Với khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, ông Ri đã có nhiều năm giữ những vị trí cấp cao trong các cuộc thảo luận với phương Tây.

Từ năm 2003 – 2007, ông Ri giữ chức đại sứ Triều Tiên tại London, nơi ông Ri sống với vợ và con gái trong khi con trai vẫn ở lại Bình Nhưỡng.

"Ông ấy rất giỏi tiếng Anh và rất lịch sự. Ông ấy sẵn sàng trả lời các câu hỏi", ông James Hoare, người từng đảm nhận nhiệm vụ giải quyết các vấn đề giữa Anh và Triều Tiên và nhiều lần gặp Bộ trưởng Ri khi ông này sinh sống ở London chia sẻ.

"Lần cuối tôi gặp ông ấy ở Bình Nhưỡng là năm 2011, ông ấy đã mời tôi và vợ ăn trưa. Dù đã giữ chức vụ cao hơn nhưng ông ấy vẫn là một người lịch sự và thân thiện", ông Hoare nhắc lại thời điểm ông Ri giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên. 

"Ông ấy thực sự có khiếu hài hước và không bao giờ tỏ ra là người hiếu chiến trong các cuộc thảo luận nói về chính quyền Bình Nhưỡng", ông John Nilsson-Wright, giáo sư tại Đại học Cambridge cho hay.

Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của báo chí trước việc ông Ri suy nghĩ gì khi Tổng thống Trump đặt biệt danh cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "người tên lửa", ông Ri nói, "Tôi cảm thấy buồn cho những người phụ tá của ông Trump". 

Còn theo ông Evans Revere, cựu nhà ngoại giao dưới thời Tổng thống George W. Bush và từng gặp ông Ri vài lần, ông Ri được xem là một người "cứng rắn" trong các cuộc đối thoại với Mỹ và thể hiện rõ quan điểm Triều Tiên không bao giờ từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

"Đằng sau nụ cười và sự hài hước là một người đàn ông có niềm tin mạnh mẽ vào đường lối lãnh đạo của chính quyền Triều Tiên", ông Revere nói về Bộ trưởng Ri. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Thế cô lập

Dù là người có tài ngoại giao nhưng ông Ri đang phải đối mặt với thế bị cô lập từ cộng đồng quốc tế trong bối cảnh LHQ đẩy mạnh trừng phạt buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình sản xuất tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Cụ thể, ông Ri từng ngồi ăn một mình trong một bữa tiệc tối có sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao tham dự hội thảo an ninh ASEAN tại Lào hồi tháng 7/2016. Thậm chí, một đại biểu phương Tây còn đổi chỗ để tránh không ngồi gần ông Ri.

"Tôi không thể nhìn những bức ảnh chụp mình ngồi cạnh ông Ri khi ăn tối", Reuters dẫn nguồn tin giấu tên.

Còn trong hội thảo ASEAN năm nay diễn ra ở Manila hồi tháng Tám sau khi Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên vì hai vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, ông Ri lại giữ thái độ im lặng với khuôn mặt lạnh. Đáng nói, ông Ri chỉ tổ chức nhóm họp với 4 trong số 27 Bộ trưởng Ngoại giao tham dự hội nghị ASEAN.  

"Với Washington, không nói chuyện với ông Ri ở Đại Hội đồng LHQ là việc đáng tiếc bởi ông Ri có mối quan hệ thân thiết với gia đình nhà lãnh đạo Kim Jong-un", Reuters dẫn lời ông Joel Wit, Giám đốc trang web 38 North và từng là một quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Wit đã gặp ông Ri lần đầu tiên cách đây 20 năm.

Trong cuộc họp hiếm hoi của đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 5/2016, ông Ri đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao và giữ một vị trí trong Ủy ban đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên, cơ quan trung ương do ông Kim Jong-un đứng đầu.

Theo nhà nghiên cứu Cheong Seong-chang tại Viện Sejong ở Seoul, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, Triều Tiên bổ nhiệm một nhà ngoại giao vào Bộ Chính trị. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !