Cú "bắt tay" biến phế phẩm thành nguyên liệu thu tiền tỷ mỗi năm
Công ty Đại Phát kết hợp với Viện Công nghệ sinh học và Công nghiệp thực phẩm, ĐH Bách Khoa HN thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm tôm
Sản phẩm bột canh có nguyên liệu từ những thứ tưởng "bỏ đi" |
Không thể bỏ đi… “đống rác”
Việt Nam vốn là nước có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, trong đó ngành nuôi trồng và chế biến tôm đã đem lại giá trị xuất khẩu cao chiếm tỷ trọng lớn sản lượng tôm tăng dần theo các năm.
Theo đó, nếu như năm 2014 Việt Nam xuất khẩu đạt 660.0000 tấn tôm chế biến thì đến năm 2018 sản lượng tôm chế biến đạt 1 triệu tấn với 160 doanh nghiệp chế biến tôm và xuất khẩu 97 thị trường với tổng giá trị 3,6 tỷ USD.
Phần lớn tôm xuất khẩu được đưa vào chế biến dưới dạng bóc vỏ bỏ đầu, tỷ lệ đầu chiếm 34 – 45%, phần vỏ còn lại chiếm 10-15% trọng lượng của tôm nguyên liệu, do đó lượng phế liệu tôm ở Việt Nam ước tính khoảng 325.000 tấn/năm.
Ngành tôm tăng trưởng nhanh kéo theo lượng phụ phẩm tôm cũng gia tăng theo tỉ lệ thuận, có thể lên đến hơn 450.000 tấn vào năm 2025, tương ứng mỗi ngày có hơn 1.000 tấn phụ phẩm bị thải loại khỏi dây chuyền sản xuất.
Lượng phụ phẩm đó sẽ thải ra môi trường gây nguy cơ ô nhiễm nếu không có các đầu tư nghiên cứu tái sử dụng cho ngành thức ăn chăn nuôi và dược phẩm…
Trong khi đó, các phụ phẩm từ quy trình chế biến tôm đã được xác định là một nguồn protein lớn, đồng thời cũng là một nguồn quan trọng để sản xuất chitin và astaxanthin. Trong nhiều năm qua, các kĩ thuật đã được phát hiện trong việc khai thác và thu hồi những phụ phẩm có giá trị sinh học cao như phân bón, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất TM-DV Ðại Phát Mạch Văn Nhỉ (Ba Nhỉ) kể ông vốn là dân cầu đường nhưng rồi đến với nghề sản xuất chitin từ khi con trai thứ ba của ông tốt nghiệp Ðại học Thuỷ sản năm 2004.
Với mong muốn nghiên cứu sản xuất ra nhiều sản phẩm hữu ích từ những phế phẩm của tôm nguyên liệu xuất khẩu, lúc ban đầu con trai ông là Mạch Phi Long nghiên cứu sản xuất chitin từ đầu, vỏ tôm thất bại, thấy nóng ruột, ông chuyển sang nghiên cứu sản xuất cùng con trai.
Năm 2008, nắm thông tin thị trường nguyên liệu đầu, vỏ tôm tại Cà Mau phong phú nên ông quyết định về Cà Mau đầu tư. Với mong muốn tạo ra các mặt hàng có giá trị gia tăng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, năm 2014 công ty đổi tên thành “ Công ty TNHH một thành viên sản xuất thương mại dịch vụ Đại Phát” nhằm sản xuất chitin, nước mắm và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Cú “bắt tay” ra…tiền tỷ
Năm 2017 Công ty TNHH một thành viên sản xuất thương mại xuất khẩu Đại Phát đã phối hợp với của Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện dự án: “Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm công nghiệp chế biến tôm” thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Sau hơn 2 năm nghiên cứu và sản xuất, dự án đã sản xuất thành công các sản phẩm: Chitin bằng phương pháp sinh học, nước mắm từ protein phụ phẩm tôm, bột tôm, gia vị bổ sung bột tôm, chất dẫn dụ cho thức ăn thủy sản.
TS. Đỗ Thị Yến- Chủ nhiệm Dự án cho biết, đầu năm 2015 Công ty Ðại Phát phối hợp với Viện Công nghệ sinh học và Công nghiệp thực phẩm, trường ĐHBK Hà nội nghiên cứu chế biến sản xuất nước mắm Mạch Long từ nguyên liệu đầu, vỏ tôm và cá cơm bằng quy trình khép kín.
Năm 2017 công ty kết hợp với Viện Công nghệ sinh học và Công nghiệp thực phẩm thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm tôm. Sự thành công của dự án đã tạo ra sản phẩm nước mắm Mạch Long, bột tôm, chất dẫn dụ DT18.
Bên cạnh các trang thiết bị sản xuất chitin, từ năm 2017-2018 công ty đã đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất và hiện nay dây chuyền sản xuất nước mắm đạt 600.000 lít/năm, 01 dây chuyền sản xuất dịch tôm và 02 dây chuyền bột tôm với tổng công suất 350 tấn nguyên liệu/ngày. Đặc biệt chất dẫn dụ DT18 dùng trong thức ăn thủy sản được tiêu thụ ở thị trường trong nước và được tập đoàn CP Thái Lân bao tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hiện nay doanh thu hàng tháng của công ty 15-17 tỉ đồng. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tận dụng phụ phẩm tôm còn góp phần xử lý vấn đề môi trường đang rất nổi cộm trong ngành công nghiệp chế biến tôm.
Được biết, công ty tiếp tục hợp với Viện CNSH và CNTP, trường ĐHBK Hà Nội phát triển và tạo thêm các giá trị gia tăng cho các nguyên liệu, phế liệu từ thuỷ hải sản, định hướng trở thành công ty hàng đầu tại tỉnh Cà Mau về chế biến phụ phẩm tôm và các và các phụ phẩm thuỷ hải sản khác,
Đây là môt trong những dự án thành công của Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 của Bộ Công Thương khi đã tìm ra các hướng đi thiết thực và khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư kinh phí và ứng dụng công nghệ nhằm đưa thị trường sản phẩm chất lượng cao.
H. Phong
AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ
AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.
VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI
VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI.
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam
Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường
Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.
Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.
Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng
Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.
Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước
Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.
Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam
Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.
KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.