Câu nói "nhà bao việc" xuất phát từ đâu?
Khi được rủ đi chơi Trung thu, người đáp vui vẻ trả lời “đi chơi làm sao được, nhà bao việc”. Khi được đồng nghiệp rủ đi ăn trưa, bạn vui vẻ trả lời “ đi ăn gì giờ này, nhà bao việc”… Một câu nói đơn giản, ngắn gọn được đưa vào đời sống một cách tự nhiên nhất xuất phát từ đâu?
Thực ra, câu nói này được được nhân vật Thịnh Ngựa (do diễn viên Đỗ Duy Nam đóng) trong phim Mê Cung, trình chiếu trên kênh VTV3 thời gian vừa qua. Trong một phân cảnh khi bị thẩm vấn, nhân vật Thịnh Ngựa trả lời: ..."nhà em còn bao việc".
Rất nhanh chóng, một câu nói đơn giản, ngắn gọn tưởng như không mấy ai quan tâm trong phim bỗng nhiên được giới trẻ ưa chuộng và bước ra đời sống hằng ngày.
Cách đây không lâu, nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra thích thú với câu nói của nhân vật Ánh Dương (diễn viên Bảo Hân) trong tập 66 phim Về nhà đi con: "Thanh xuân như một ly trà, ăn thêm miếng bánh… hết bà thanh xuân".
Ngay lập tức trên mạng xã hội đã có hàng trăm biến thể để đăng lên status hay câu cửa miệng ăn theo câu nói này. Rất nhiều người còn theo trend đưa câu biến thể này vào công việc như bán hàng online…
Có người ghi status: "Thanh xuân như một ly trà, đẻ vài ba đứa hết bà thanh xuân", hay có người lại nói: "Thanh xuân như một ly trà, chồng theo bồ nhí mất bà vợ ngoan",…
Trước đó, vào giai đoạn nửa đầu năm 2019, những cụm từ viral nhất trên mạng xã hội như: "Cục xì lầu là ông bê lắp", "I love you 3000", "Chủ tịch giả nghèo... và cái kết đừng bao giờ khinh thường người khác", "Em hiểu hôn"... cũng được giới trẻ sử dụng rộng rãi và tạo nên những hiệu ứng thú vị không nhỏ trong cộng đồng mạng.
Dĩ nhiên, trào lưu, hiệu ứng hay hot trend cũng chỉ sống được một giai đoạn nhất định. Chưa rõ câu "nhà bao việc" sẽ "sống" được bao lâu, nhưng hiện tại nó vẫn đang được nhiều người dùng như một... thói quen!